Trước biến loạn ở Venezuela, phải công nhận tên Putin khá khôn ngoan trong cách ứng phó khi tuyên bố "không viện trợ tài chính, quân sự cho Maduro".
Xét về quan hệ Nga - Venezuela thì thực chất chỉ là mối quan hệ "lấy lệ", bởi tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương năm 2017 chỉ đạt gần 70 triệu USD và đầu tư của Nga vào nền kinh tế Venezuela tính đến nay chỉ xấp xỉ 4 tỷ USD. Thứ mà Venezuela được người Nga cảm thấy hứng thú đó là dầu mỏ nhưng món này đã bị Trung cộng gài bẫy Maduro để hớt tay trên rồi. Mặc khác dưới trào Donald Trump, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC xem ra không còn "một mình một chợ", không thể tự tung tự tác thao túng, đẩy giá dầu mỏ theo ý mình, vì vậy mùi dầu mỏ ở Venezuela không hấp dẫn gì lắm đối với Nga.
Khi hàng loạt các quốc gia hưởng ứng lời kêu gọi tước bỏ tính chính danh của Maduro thì Nga chẳng dại gì phải làm thân phận "kẻ đổ vỏ" ở Venezuela để đối đầu với các nước chống lại Maduro. Tuy nhiên cũng cùng mùi "độc tài" như Maduro nên Putin cũng to còi phản đối Mỹ và các nước phủ nhận vai trò tổng thống của Maduro y chang như Cộng sản Việt Nam phản đối lấy lệ Trung cộng ở Biển Đông.
Tuy không thông minh nhưng lại rất cáo già trong chánh trị nên Putin đã không khó nhìn ra số phận bi đát của Maduro khi dân chúng Venezuela đã thực sự "sáng mắt - sáng lòng - bước qua sợ hãi". Vì vậy nên Putin đã nhanh nhảu tuyên bố "Nga không viện trợ tài chính, quân sự cho Maduro" bất chấp bộ trưởng quốc phòng Venezuela đứng về phía Maduro.
Trong binh cơ thì cái câu "BINH LOẠN - TƯỚNG TÀN" là chân lý. Có nghĩa là lúc bình thường thì "lính nghe tá - tá nghe tướng - tướng nghe tổng chỉ huy" nhưng khi biến loạn thì hàng ngũ lính quèn, tá tép lại là lực lượng nguy hiểm, đáng sợ, chứ không phải cấp tướng lãnh bởi hệ số "kiêu binh, nhiễu loạn" luôn tỷ lệ thuận với hàm cấp, phẩm trật. Vì vậy Putin không dại gì ném tiền, nướng quân về phía Maduro dù cho Maduro được bộ trưởng quốc phòng và một số tướng tá lên tiếng ủng hộ.
Thân phận của Maduro hiện nay cũng không khác gì với Tổng thống Yanukovych của Ukraina năm 2014, tức cũng nắm cảnh sát, quân đội trong tay nhưng cuối cùng bị nhân dân lật đổ sau phong trào biểu tình chống chính phủ bắt đầu nổ ra ở Quảng trường Độc lập - Maidan hay còn được gọi là cuộc Cách mạng Euromaidan - cuộc cách mạng của Nhân phẩm bởi nhân dân Ukraina..
Bài học từ cuộc Cách mạng Euromaidan của Ukraina còn cay mũi Putin và nay nó lại tái hiện ngay tại Venezuela, vì vậy Putin sẽ không dại gì giúp Maduro khi Nga vẫn chỉ là người "đổ vỏ" cho kẻ đã "ăn ốc" chính là Trung cộng. Việc Putin của Nga và Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng phản đối "tổng thống lâm thời của Venezuela" là không có gì lạ bởi sự "tương đồng thân phận", cả Putin và Erdogan cũng đang thấp thỏm bởi uy tín của Putin đang tụt giảm nghiêm trọng, còn Erdogan thì đã bị đảo chánh một lần vào năm 2016.
Như vậy, trong số các nước lớn phản đối "tổng thống lâm thời của Venezuela" thì duy nhất chỉ có Trung cộng là kẻ "thực lòng phản đối" bởi Maduro cũng như Nguyễn Phú Trọng đã nhắm mắt ký hàng loạt văn kiện trói buộc với Trung cộng. Giờ mà Maduro phải xách va li, cuốn gói khỏi Venezuela thì xem như Trung cộng đã mất tiếp một con nợ. Tuy nhiên nếu Trung cộng manh động thò tay vào chính trường Venezuela để cứu Maduro thì vô tình sập bẫy của các anh đại cường đang ủng hộ "tổng thống lâm thời Venezuela", đặc biệt là đã tuyên chiến với hai ông Trump, đó là Trump Mỹ và Trump Brazil.
Câu hỏi đặt ra là nếu Trung cộng manh động ra mặt can thiệp vào Venezuela thì ai sẽ là người mừng nhất ? Người mừng nhất không phải là Maduro mà lại là nữ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Bởi sự can thiệp của Trung cộng vào Venezuela sẽ vô tình tạo thêm lý do để hai ông Trump ủng hộ Đài Loan độc lập vì Trump Mỹ và Trump Brazil rất quý Đài Loan .
Tran Hung
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.