Tỷ lệ lạm phát hàng năm giảm xuống 6.5%; chi phí thực phẩm và nhà ở làm tăng thêm áp lực giá.
Theo Cục Thống kê Lao động, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Hoa Kỳ đã giảm xuống 6.5% trong tháng 12/2022, từ mức 7.1% trong tháng 11/2022. Chỉ số giá tiêu dùng giảm 0.1% so với tháng trước đó.
Tỷ lệ lạm phát căn bản, loại trừ các lĩnh vực năng lượng và thực phẩm biến động, đã giảm xuống 5.7% trong tháng trước, từ mức 6% trong tháng trước đó.
Giá thực phẩm vẫn tăng khi chỉ số này cao hơn 10.4% so với cùng thời kỳ năm trước đó. Giá tại siêu thị tương đối ổn định so với tháng 11/2022, với mức tăng 11.8% trong tháng 12/2022 so với cùng thời kỳ năm trước đó.
Giá xăng tiếp tục xu hướng giảm, giảm 9.4% từ tháng 11 đến tháng 12/2022. Trên cơ sở hàng năm, giá xăng giảm 1.5 %. Chi phí dầu nhiên liệu tăng 41.5% so với năm trước đó, nhưng lại giảm 16.6% so với tháng trước đó.
Các phương tiện mới tiếp tục giảm xuống 5.9% và giảm 0.1% so với tháng trước đó. Giá xe hơi và xe tải đã qua sử dụng giảm 8.8% so với năm trước đó và giảm 2.5% so với tháng trước đó.
Giá quần áo tăng 2.9%, chi phí nhà ở tăng 7.5%, và giá dịch vụ vận tải tăng 14.6%. Hàng hóa và dịch vụ chăm sóc y tế tăng giá lần lượt là 3.2 và 4.1% so với năm trước đó.
Trong chỉ số thực phẩm, trứng ghi nhận mức tăng đáng kể khi giá tăng 60% so với năm trước. Từ tháng 11 đến tháng 12/2022, giá trứng tăng 11.1%. Các mặt hàng thực phẩm khác chứng kiến mức tăng đáng kể so với một năm trước đó: bơ thực vật (43.8%), bơ (31.4%), rau diếp (24.9%), bột mì (23.4%), cà phê (14.3%), và sữa (12.5%).
Tin không vui cho các bậc cha mẹ là thực phẩm tại các trường tiểu học và trung học đã tăng 305% so với một năm trước đó.
Giá thuê nhà tăng 7.6% so với năm 2021 và tiền thuê nhà ở chính tăng 8.3%, làm tăng thêm chi phí nhà ở. Các tiện ích cũng tăng cao hơn, với giá điện tăng 14.3% và dịch vụ đường ống khí đốt tiện ích tăng hơn 19%.
Các chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ kết thúc ngày 12/01 với mức tăng khiêm tốn sau dữ liệu lạm phát mới nhất. Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones và S&P 500 mỗi chỉ số tăng khoảng 0.4% và chỉ số Nasdaq Composite tăng khoảng 0.3%.
Giá hàng hóa kim loại tăng vọt sau báo cáo này, với giá vàng lên tới 1,900 USD/ounce và bạc tăng gần 3% lên trên 24 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm chuẩn giảm 5 điểm cơ bản xuống khoảng 3.50%.
Bước tiếp theo của kế hoạch chống lạm phát?
Chuẩn bị công bố chỉ số CPI tháng 01/2023, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland dự kiến tỷ lệ lạm phát hàng năm sẽ ở mức 6.5% và chỉ số hàng tháng sẽ tăng 0.5%.
Ông Greg McBride, nhà phân tích tài chính chính tại Bankrate, nói rằng dữ liệu lạm phát “sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý và hữu ích trong việc hình thành kỳ vọng hơn nữa cho cuộc họp đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang vào năm 2023.”
Ông cho biết trong một lưu ý: “Việc tiếp tục điều chỉnh áp lực giá đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ sẽ nhấn mạnh quan điểm rằng lạm phát đã đạt đỉnh điểm và duy trì hy vọng lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới.”
Theo Công cụ FedWatch CME, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ tổ chức cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày tiếp theo vào hôm 31/01 và 01/02, với nhiều nhà đầu tư dự đoán lãi suất chỉ tăng 25 điểm cơ bản.
Các nhà quan sát thị trường cho biết việc điều chỉnh dữ liệu lao động và lạm phát chậm lại có thể thúc đẩy Fed nhấn nút tạm dừng đối với chu kỳ thắt chặt vào mùa xuân, khiến lãi suất quỹ liên bang ở mức khoảng 5%.
Ông Giuseppe Sette, đồng sáng lập kiêm Chủ tịch của Toggle AI cho biết: “Việc công bố dữ liệu lạm phát này không đủ để cản trở một Fed cương quyết trong chính sách thắt chặt tiền tệ. Lạm phát đang giảm (như các chỉ số hàng đầu của nó đã gợi ý) nhưng Fed có thể cân nhắc rằng mức độ lạm phát vẫn còn quá cao và nguy cơ lạm phát dai dẳng quá cao, để ngăn chặn chu kỳ tăng vọt đang diễn ra. Cho đến khi thị trường lao động vẫn mạnh mẽ như hiện tại — ngoài lĩnh vực công nghệ và tài chính — thì Fed có thể sẽ tiếp tục hành trình và tiếp tục tăng lãi suất.
Khảo sát về các Dự đoán Kinh tế của ngân hàng trung ương đã đưa ra tỷ lệ trung bình là 5.1% vào năm 2023. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói với các phóng viên trong cuộc họp báo sau cuộc họp FOMC hồi tháng trước rằng tổ chức này đang tiến gần đến một mức giới hạn, đó là chính sách tiền tệ làm chậm tăng trưởng kinh tế.
Nhiều quan chức của Fed đã trình bày trường hợp rằng ngân hàng trung ương cần nâng lãi suất cao hơn, tạm dừng, rồi sau đó duy trì mức này để xem các hành động của họ ảnh hưởng đến lạm phát và nền kinh tế rộng lớn hơn như thế nào.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis, ông Neel Kashkari, gần đây đã viết trong một bài luận đăng trên trang web của ngân hàng trung ương khu vực rằng ông thấy FFR đạt đỉnh mốc 5.4%.
Ông nói, “Mặc dù tôi tin rằng còn quá sớm để tuyên bố chắc chắn rằng lạm phát đã lên đến đỉnh điểm, nhưng chúng tôi đang thấy ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy điều đó có thể xảy ra. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, sẽ là phù hợp nếu tiếp tục tăng lãi suất ít nhất là trong vài cuộc họp tiếp theo cho đến khi chúng tôi tin rằng lạm phát đã đạt đến đỉnh điểm.”
“Một khi chúng ta đạt đến điểm đó, thì bước thứ hai trong quy trình chống lạm phát của chúng ta, theo quan điểm của tôi, sẽ là tạm dừng để những biện pháp thắt chặt mà chúng ta đã thực hiện tác động đến nền kinh tế.”
Các đồng nghiệp của ông dự đoán một con số thấp hơn một chút.
Trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal hôm 09/01, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco Mary Daly cho rằng tỷ lệ chuẩn cần tăng lên phạm vi 5 và 5.25% để ứng phó thành công với lạm phát.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, Raphael Bostic cũng nói với Atlanta Rotary Club hôm 09/01 rằng lãi suất sẽ tăng lên mức 5 đến 5.25% và duy trì mức này trong “một thời gian dài”.
Ông nói: “Tôi không phải là người thích thay đổi. Tôi nghĩ chúng ta nên tạm dừng và giữ nguyên ở đó, và để chính sách hoạt động.”
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.