Friday, January 13, 2023

Khả năng tự chữa lành bệnh của cơ thể

 BM

Dù bất kỳ biện pháp nào, y học hiện đại đã làm nên nhiều điều kỳ diệu. Vô số sinh mạng đã được cứu sống, nhiều bệnh dịch đã được ngăn chặn, và sự thống khổ do bệnh tật gây ra đã được giảm bớt bởi sự tiến bộ của nền y học từ hàng thế kỷ trước. Tuy nhiên chúng ta cũng chật vật đối phó với mặt trái của sự tiến bộ này như việc nghiện thuốc kê đơn ngày càng phổ biến hơn, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh và chi phí chăm sóc sức khỏe vượt ngoài tầm kiểm soát.

Tiến sĩ Jeremy Howick, nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học y khoa thừa nhận rằng y học hiện đại rõ ràng đã mang lại lợi ích cho cuộc sống của chúng ta, nhưng giờ đây chúng ta lại phải đối mặt với một vấn đề mới: quá nhiều thuốc.


BM

Howick nói: “Lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai, tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ đang giảm đi. Chúng ta cần thuốc, nhưng chúng ta đã sử dụng quá nhiều thuốc, đến mức khiến chúng ta suy sụp và không còn khỏe mạnh nữa.”

Cuốn sách của Howick “Doctor You: Introducing the Hard Science of Self-Healing,” (tạm dịch: Hãy là bác sĩ của chính mình: Giới thiệu khoa học tự chữa bệnh“) giúp chúng ta học cách khai thác khả năng tự chữa bệnh của cơ thể.

Khái niệm cơ thể giống như một sinh vật có khả năng tự phục hồi không phải là điều mới mẻ. Trên thực tế, nó tồn tại khi mọi người cần được điều trị bệnh tật. Các bác sĩ cổ đại trên khắp thế giới đều đã lưu ý rằng, nếu có đủ thời gian và sự hỗ trợ, cơ thể thường sẽ tự sửa chữa lại chính mình.


BM

Tất nhiên, bạn sẽ dễ dàng bị thuyết phục bởi điều này hơn nhiều nếu bạn chịu khó quan sát từ giới tự nhiên, từ truyền thống cổ xưa và những công cụ thô sơ. Còn nếu chỉ nhìn vào hiện tại cái nhìn của bạn sẽ không đủ sâu sắc và thông suốt. Một trong những lý do chủ yếu chính là cái cảm giác thỏa mãn của chúng ta. Cùng với những phương pháp chữa trị kỳ diệu xuất hiện trong thế kỷ 20, chúng ta luôn kỳ vọng rằng phải có thuốc chữa mọi loại bệnh tật – hoặc sớm sẽ có, và chúng ta được tạo điều kiện đầy đủ để có thể nghiên cứu ra nó.

Sự kỳ vọng này cũng đã tạo ra những phương pháp chữa trị đáng kinh ngạc, nhưng nó cũng khiến chúng ta hiểu sai lệch về ý nghĩa của việc trở nên khỏe mạnh. Ngày nay, 20% người Mỹ dùng ít nhất 5 loại thuốc một ngày, và thường không mấy hiểu biết hoặc không xem xét về cách mà các loại thuốc này tương tác với nhau như thế nào. Nguyên nhân tử vong do các sai sót về y tế được xếp hạng cao thứ 3 tại Hoa Kỳ. Chỉ riêng việc kê sai đơn thuốc đã khiến hơn 100.000 người tử vong mỗi năm ở Hoa Kỳ.


BM


Trong khi đó, các nhà nghiên cứu dược phẩm thường xem nhẹ khả năng tự chữa lành của cơ thể, họ xem đó là một sự khó chịu hơn là một phước lành. Một loại thuốc để được đánh giá là có hiệu quả, phải có đủ sự thử nghiệm để chứng minh nó có tác dụng tốt hơn giả dược. Hiệu ứng giả dược có nghĩa là ngày cả khi bệnh nhân dùng thuốc giả thì các triệu chứng của bệnh cũng được cải thiện.

Và không chỉ những viên thuốc. Một nghiên cứu năm 2014 tại Đại học Oxford đã xem xét hơn 50 nghiên cứu về giả dược trong các kỹ thuật tiểu phẫu khác nhau và phát hiện rằng phẫu thuật giả dược cũng hiệu quả như thật trong hơn một nửa số thứ nghiệm.

Chúng ta thường nghĩ về hiệu ứng giả dược như một ảo giác gây ra bởi sự đánh lừa cảm giác để xác định đâu là sự thật. Đó là lý do tại sao các thí nghiệm mù đôi sẽ đảm bảo rằng cả các nhà nghiên cứu và các bệnh nhân được giữ kín bí mật về việc ai đã dùng giả dược và ai đã dùng thuốc thật.


BM


Nhưng hiệu ứng giả dược cũng có thể cho ta thấy cách mà tâm trí và cơ thể của chúng ta một cách tự nhiên cũng hướng đến việc tự chữa bệnh – điều này hoàn toàn là sự thật. Trong một nghiên cứu từ năm 2016 của Trường Y Khoa Havert, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng ngay cả khi bệnh nhân được nói là họ đang uống thuốc giả, thì việc bác sĩ kê đơn cũng khiến chứng đau lưng của bệnh nhân giảm đáng kể.

Các nghiên cứu khác về giả dược cũng được mở rộng cho các bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS), trầm cảm, viêm mũi dị ứng và ADHD (rối loạn tăng động, kém tập trung ở người lớn) cũng đều cho thấy các tác động rất tích cực.

Hiệu ứng giả dược không chỉ đơn thuần là một sự đánh lừa trí óc. Nó khai thác cái mà Howick gọi là “ dược phẩm ở bên trong” – các chất hóa học có tác dụng giống như thuốc được sản xuất tự nhiên bên trong cơ thể chúng ta.

Nhận biết được nguồn dược liệu ngay bên trong cơ thể có thể khiến nó hiệu quả hơn. Một nghiên cứu trên các bệnh nhân trước khi được phẫu thuật về ảnh hưởng của sự hiểu biết này trong việc sử dụng thuốc giảm đau. Các nhà nghiên cứu đã hướng dẫn cho một nửa số bệnh nhân hiểu về endorphin – một hóa chất giảm đau được sản sinh ra trong cơ thể, trong khi nửa còn lại không được dạy gì.


BM


Sau phẫu thuật, tất cả mọi người trong nhóm không được hướng dẫn đều dùng thuốc giảm đau được kê đơn, trong khi chỉ 10% những người được hướng dẫn lựa chọn dùng thuốc.

Vì vậy, nếu nguồn dược liệu bên trong cơ thể chúng ta có thể được kích hoạt đơn giản chỉ bằng cách gợi ý, vậy vì sao chúng ta không làm vậy nhiều hơn để thúc đẩy cơ chế tự chữa lành này? Howick tin rằng chủ yếu là vấn đề về lợi nhuận. Ngành y tế nhìn thấy tiềm năng của sự tự chữa bệnh, chứ không phải tiềm năng thị trường.

Nếu bạn làm việc tại công ty dược phẩm GlaxoSmithKline, bạn sẽ có một quán cà phê tuyệt vời với những đồ ăn tốt cho sức khỏe, tốt cho sức khỏe hơn bất kỳ việc phải vào một bệnh viện nào” anh nói. “ Họ dạy chánh niệm và yoga. Họ có các chương trình giúp những người làm việc ở nơi này từ bỏ thuốc, nhưng mô hình kinh doanh của họ đối với chúng ta lại khiến chúng ta uống nhiều thuốc hơn.”




Andrew Moran  _  Nhật Thăng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.