Saturday, January 14, 2023

Rèn luyện sự tập trung cao độ

 BM

Hầu như sự tập trung chú ý trong ngày của chúng ta luôn luôn lộn xộn.


Chúng ta luôn thay đổi mọi thứ giữa chừng. Nếu bạn bất chợt hỏi một người nào đó xem liệu họ có biết chính xác trong 5 phút vừa qua họ đang tập trung chú ý vào vấn đề gì không thì câu trả lời thường là không. Đó không phải là cách hoạt động của trí óc của chúng ta.


Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta chật vật để đối mặt với những điều đáng sợ, không chắc chắn, khó khăn và những điều thực sự có ý nghĩa. Ví dụ, nếu bạn muốn viết một cuốn sách, bạn sẽ đối mặt với điều đó như thế nào nếu bạn liên tục mất tập trung?


BM


Sự tập trung của chúng ta thật quý giá và thiêng liêng. Thế nhưng chúng ta lại thường bỏ qua nó như thể rằng nó là vô giá trị. Bạn sẽ sử dụng sự tập trung cao độ đó của mình như thế nào nếu nó thực sự quan trọng với bạn?


Hãy để tôi chia sẻ một vài ý tưởng mà tôi tin rằng nó sẽ làm cho cuộc sống của bạn thay đổi nếu bạn thường xuyên ghi nhớ được những điều này:


1_ Chọn những điều quan trọng


BM


Bạn cần phải có sự tập trung cao độ vào những gì trong cuộc sống? Bạn chỉ nên chọn một số điều thực sự rất quan trọng với bạn. Đối với tôi, vào lúc này, đó là việc thực hành thiền định, tập thể dục, viết lách và các bữa ăn bổ dưỡng.


BM

Nếu tôi dành sự tập trung cao độ của mình cho những việc đó, cuộc đời tôi sẽ thay đổi. (Nhân tiện, tôi không liệt kê tên những người thân yêu, những người được huấn luyện và các thành viên của nhóm ra đây bởi vì họ là những người thường xuyên nhận được sự tập trung quan tâm cao độ của tôi).


2_ Lập lịch cụ thể cho những điều cần tập trung cao độ


BM


Bạn có thể coi đây là một buổi thiền—đó là một khoảng thời gian cụ thể mà bạn chỉ tập trung vào một điều quan trọng duy nhất. Về lý thuyết, nếu bạn có ý định thiền cả ngày thì bạn vẫn có thể làm điều đó nhưng trong thời gian cả ngày thiền định đó, bạn sẽ thường xuyên bị lẫn lộn giữa việc thiền với mọi thứ khác. Do đó, để thực hành tốt việc tập trung thì bạn nên lập kế hoạch cho một khoảng thời gian nhất định để thực hiện một công việc cụ thể nhất định.


BM


Tôi khuyên bạn nên đặt lịch cụ thể trong ngày cho phiên tập trung cao độ của mình. Ví dụ: hôm nay tôi sẽ viết bài lúc 7:30 sáng. Và khi đến giờ, tôi sẽ bỏ tất cả mọi thứ để chỉ tập trung vào việc viết lách. Bạn có thể thử làm xem sao. Đặt hẹn giờ cho khoảng thời gian bạn muốn tập trung. Nói với người khác rằng bạn cần thời gian này để việc tập trung của bạn không bị gián đoạn. Khi bạn làm xong, bạn nên kết thúc bằng một cái cúi đầu biết ơn đối với việc thực hành của bạn và bản thân bạn.


3_ Tập trung với sự tận tâm hết mực


BM


Khi bạn đang ở trong phiên tập trung cao độ thì từ mà tôi muốn sử dụng cho quãng thời gian này là “sự tận tâm.” Nếu tôi thực sự quan tâm đến điều gì đó thì tôi sẽ cống hiến hết mình, yêu thương bằng cả trái tim của mình. Tại sao phải viết bài khi tôi chỉ cống hiến một nửa sự tập trung cho nó? Tại sao lại chỉ trao một nửa trái tim của mình cho một thứ gì đó?


BM


Thông thường, sự phân tâm, sự kháng cự, sự không chắc chắn và sự sợ hãi sẽ cản trở sự tận tâm trọn vẹn của bạn. Ồ, hóa ra là như vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta phải rèn luyện tính tập trung.


BM


Trong quá trình luyện tập sự tập trung này, bạn nên lưu ý những gì đang ngăn cản sự tận tâm trọn vẹn của bạn. Bạn đang sợ điều gì? Những thứ ngáng đường cũng là những thứ đáng để bạn dốc hết tâm sức để vượt qua, nếu không, bạn sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn của cuộc đời.




Leo Babauta  _  Khánh Nam

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.