Cộng đồng của St-Malo luôn gắn liền với dòng nước lên xuống của biển, nơi mà thủy triều dâng cao có tính huyền thoại.
Biển thẩm thấu vào thị trấn St-Malo với cái mà người dân địa phương gọi là 'cái mặn' mà nó không chỉ hiện diện trong văn hóa và các món ăn vùng này mà còn cả trong rượu vang.
Những đợt thủy triều cao nhất Châu Âu lén tràn tới du khách ở St-Malo, Pháp, vỗ vào những thành lũy granit thời trung cổ và tràn lên mặt đường. Nhưng người dân Malouins, tên người dân địa phương ở đây, đón nhận thủy triều dữ dội này với sự thân thuộc nồng ấm.
Cộng đồng Malouin luôn gắn bó với sự lên xuống của biển cả. Được người Gauls thành lập ở bờ biển phía bắc của Brittany vào thế kỷ 1 trước Công Nguyên, thành phố cảng này ở nơi mà cửa sông Rance đổ vào biển Manche. Vì nước chảy ra ra vào vào cửa vịnh theo cả hai chiều, nên triều cường ở đây có tính huyền thoại.
Vào mùa hè, du khách Anh bôi đầy kem chống nắng đi phà ra khơi từ Portsmouth, trong khi người Pháp kéo tới đây hưởng làn gió hè và cách xử thế khôn khéo của người Breton. Nhưng St-Malo và thủy triều của nó là của dân địa phương, họ đón nhận các bụi nước biển mặn với nụ cười ân huệ.
"Khi tôi ở St-Malo, ngay cả khi tôi không nhìn thấy biển, tôi có thể cảm nhận thấy nó," Yannick Heude, một thày pha rượu và nhà buôn rượu, nói. "Tôi biết biển đảng ở ngay gần đây, luôn ở gần đây. Và nếu tôi ở xa đây quá, thì thấy biển cũng ở xa."
Yannick Heude, chủ cửa hàng rượu vang Cave de l'Abbaye St-Jean ở St-Malo, đã tăng tuổi rượu vang ở dưới biển được 15 năm
Là chủ sở hữu của cửa hàng rượu vang địa phương Cave de l'Abbaye St-Jean và là đối tác của trường dạy nấu ăn địa phương L'École du Goût, Heude có một chân trong ẩm thực địa phương và một chân ở vịnh. Biển thẩm thấu vào văn hoá địa phương với cái mà Heude gọi là 'cái mặn' mà nó hiện diện trong cả các món ăn địa phương cũng như trong bản tính người Malouin.
"Chúng tôi có đất và biển hợp lực để giúp các đầu bếp chúng tôi tạo ra những món ăn phi thường. Chúng đơn giản, chính xác và bồi bổ sinh lực," ông nói.
Heude (ở giữa) đã nảy ra ý tưởng tăng tuổi rượu vang ở cảng St-Malo trong một chuyến đi thuyền cùng bạn bè.
Sự nổi trội của rượu vang được tăng tuổi dưới biển ở một thị trấn rất tự hào về di sản hàng hải là một điều thi ca không thể phủ nhận. Thị trấn St-Malo và cảng của nó lần đầu tiên nổi lên như là một trong những cảng đỗ chính trong việc buôn bán gia vị của Pháp. Người Malouins đi xa đến tận Québec (hành trình của Jacques Cartier - một người Malouin - dẫn đến việc Pháp tuyên bố đòi Canada) và quần đảo Falkland (ban đầu tên là đảo Malouin để tôn vinh những người định cư Malouin ban đầu ở đó). Năm 1590, St-Malo tuyên bố độc lập khỏi Pháp nhằm cố gắng bảo vệ nền kinh tế hàng hải của mình khỏi Chiến Tranh Tôn Giáo, áp dụng khẩu hiệu, 'Không phải người Pháp, không phải người Breton, mà là người Malouin'. Mặc dù Cộng Hòa Tự Trị St-Malo chỉ kéo dài trong ba năm, nhưng bản tính Malouin vẫn tiếp tục trong một tinh thần tự quyết không kiềm chế, gắn bó chặt chẽ với biển.
Heude hàng năm tiếp tục thả rượu vang xuống đáy biển, tập hợp các bạn bè thưởng thức rượu của năm trước. Ngoài tiếng vang ban đầu về ý tưởng tăng tuổi rượu dưới biển, cũng có cơ sở khoa học của quá trình này mà Heude và bạn bè ông gán cho nó một cách hoàn toàn theo trực giác. Ngoài khơi bờ biển Brittany, nhiệt độ của đáy đại dương dao động ở 9-10C (là nhiệt độ tương đương ở một hầm rượu sâu) trong khi nước ngăn được các tia cực tím gây hại. Ngoài ra, sự lên xuống 2 lần một ngày của thủy triều thuộc loại lớn nhất của Châu Âu này phản ánh một kỹ thuật được sử dụng để làm tăng tuổi rượu vang, đặc biệt là Champagne, gọi là 'lắc/đảo rượu'. Quá trình từ từ nghiêng chai khi lưu cữu rượu tránh cho cặn rượu đọng ở thành và đáy chai và giữ cho rượu được trong suốt.
Ngoài khơi bờ biển Brittany, nhiệt độ của đáy đại dương dao động từ 9-10C, là nhiệt độ tương đương với ở hầm rượu sâu.
Các loại rượu vang mà Heude chọn thay đổi hàng năm, mặc dù ông chắc chắn chúng gồm cả rượu thường và rượu sủi tăm, và sự khác biệt về hương vị rượu dìm dưới biển cũng thay đổi theo mẻ rượu (tức thể loại, cách pha trộn và đợt/lô sản xuất), là điều rất thú vị. Theo suy luận áng chừng, Heude nói, các loại rượu vang chỉ được lọc sơ là sẵn sàng cho những biến đổi đáng kể nhất dưới nước. Khi thủy triều làm lay động các cặn tự nhiên trong chai thì hương vị rượu lại đậm đà thêm. Hiệu ứng là đặc biệt tốt với rượu vang sủi, vì thủy triều thay đổi sẽ làm các bọt khí CO2 bé vô cùng nên rượu vang trông rất đẹp.
Sau khi khám phá ra những tác động của việc làm tăng tuổi rượu dưới biển, Heude đã có kho rượu hàng năm dưới đáy cảng biển. Hàng năm, vào cuối tuần đầu tiên của tháng 6, 100 người sành ăn và thày pha rượu ở khắp nước Pháp mua vé để được đích thân trải nghiệm hiện tượng này.
Công việc kéo dài cả ngày bắt đầu bằng việc dìm rượu xuống biển. Các du khách tò mò quan sát khi Heude và nhóm của ông chuyển lên một chiếc thuyền đánh cá gần 700 chai rượu gần Tháp Solidor, một tòa tháp thế kỷ 14 ban đầu được xây dựng để kiểm soát lối vào sông Rance.
Các chai vang được xếp chồng lên nhau trong các hộp thưa được chế tạo cho các nhà nuôi bắt nghêu sò tôm cua - là thứ thích hợp cho một nghi lễ rất gắn liền với văn hóa ẩm thực địa phương. Các lỗ hổng bổ sung ở từng hộp đảm bảo cho nước và rong biển có thể chảy quanh các chai trong thời gian một năm chúng ở đáy vịnh. "Chúng tôi đã nai nịt chúng xong để sẵn sàng đưa chúng đi," Heude nói.
Một khi chúng được đưa ra bến cảng, các hộp được hạ sâu 15m xuống đáy biển bằng một tàu đánh cá. Một thợ lặn neo lỏng lẻo các hộp với độ trôi dạt đủ để từng hộp di chuyển được nhịp nhàng theo dòng nước triều. Sau đó, họ lấy đồ thả từ năm ngoái (mẻ kéo lên của năm nay) để chuẩn bị cho một sự thể hiện náo nhiệt. Sau 12 tháng dự tính, Heude và nhóm của ông đẩy từng hộp đến trung tâm đám đông. Những của báu bổ sung - tôm cua trai ốc, một ít rong biển - bao xung quanh các chai rượu bám đầy con hà, làm cho mọi người có sự mường tượng những gì các chai được chứng kiến trong một năm ở trên đáy biển.
Trong ngày hội dìm rượu xuống dưới biển, những người tham dự được mời thưởng thức các loại rượu được tăng tuổi dưới biển, cùng với các đặc sản địa phương khác, kể cả bánh mì và hàu.
Một sự điên cuồng kéo theo sau đó khi mà Heude mời những người xem hãy tự do ăn thử các món ăn phong phú của vùng. Bánh mì chua của tiệm Philippe Renault ở Dinard, bơ được trao giải thưởng của Jean-Yves Bordier, hàu từ Cancale và lòng bò từ vùng Normandy để cho đủ các món ngon. Giữa sự huyên náo vui vẻ, những người chuyên gia pha rượu mở các chai để so sánh các loại vang tăng tuổi dưới biển với các đối tác của chúng tăng tuổi trong hầm. Việc nếm đánh giá này mở ra những phân tích tỉ mỉ bởi miệng nếm của chuyên gia - nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu.
Sau việc nếm thử rượu vang, những người tham gia mua vé cho việc dìm rượu xuống biển trước lễ hội đã đi cùng tổ chức bảo vệ bờ biển 'Société Nationale de Sauvetage en Mer' (SNSM) trong một chuyến đi ngắn tới Cézembre, một dải cát nhỏ, không có người ở ngoài khơi St -Malo, là một ụ pháo ngoài biển của Đức trong Thế chiến thứ hai. Hầu hết các cảnh quan rộng lớn của nó vẫn được bao quanh bởi dây thép gai vì các khu vực bên trong hòn đảo chưa được gỡ mìn, nhưng bờ biển ở đây lại là nơi gặp mặt an toàn và đẹp đẽ cho các bữa tiệc huyên náo của dân Malouin. Các đĩa hải sản chiên và thịt cừu vùng đầm lầy chất cao bên chồng bơ, bánh mì mới nướng và các chai rượu ngâm dưới biển, vẫn còn nước mặn nhỏ giọt. "Đó là một chút rock'n'roll. Là một bữa tiệc lớn mà mọi người đều thích," Heude nói.
Ý nghĩa sâu xa của việc dìm rượu vang xuống biển còn nhiều hơn cả việc nếm rượu. Đó là việc ăn mừng sự kết nối không ngừng của người Malouins với biển cả.
"Biển đã ru chúng tôi từ thủa sơ sinh, và nói cho cùng, chúng tôi không làm gì được nếu không có biển" Heude nói. "Cho dù nó ở trong nghệ thuật hay trong thức ăn, nó ở trong mọi thứ: nó có trong việc nếm rượu, trong tôm, trong sò điệp, trong con cá vừa bắt, trong rau mùa xuân, trong khoai tây mới hái. Chúng tôi có tất cả ở đây. Chúng tôi thực sự có tất cả."
Elizabeth Wellington
***
Nút
bần của chai rượu vang
|
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.