Theo báo cáo hôm 26/04, của WalletHub, Tỷ lệ án mạng ở 45 trong số những thành phố đông dân nhất của Mỹ đã tăng trung bình khoảng 10% từ quý 1 năm 2021 đến quý 1 năm 2023, và tiếp tục tăng. Các thành phố xanh lam được phát hiện có tỷ lệ án mạng tăng cao hơn so với các thành phố màu đỏ. Báo cáo này đã chỉ định một thành phố có màu đỏ hoặc xanh lam dựa trên đảng phái chính trị của thị trưởng.
Năm thành phố hàng đầu có số vụ án mạng tính theo đầu người gia tăng nhiều nhất là Richmond, Virginia; Memphis, Tennessee; Durham, North Carolina; Garland, Texas; và Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Ngoại trừ Garland, nơi Thị trưởng Scott LeMay là người của Đảng Cộng Hòa, thì bốn thành phố còn lại đều có thị trưởng là người thuộc Đảng Dân Chủ.
Tỷ lệ án mạng trên đầu người cao nhất trong quý đầu tiên của năm 2023 là ở Memphis với 14.19 vụ trên 100,000 cư dân. New Orleans, Louisiana, đứng thứ hai với 12.76 vụ, tiếp theo là Baltimore, Maryland, với 10.47 vụ, St. Louis, Missouri, với 9.91 vụ, và Detroit, Michigan, với 8.52 vụ.
Ngoại trừ St. Louis, thì bốn thành phố khác có thị trưởng thuộc Đảng Dân Chủ. Thị trưởng của St. Louis, bà Tishaura Jones, từng là thành viên Đảng Dân Chủ của Hạ viện Missouri.
Lý do chính trị phía sau sự tăng vọt các vụ án mạng
Ông Gregg W. Etter, một giáo sư tại Khoa Tư pháp Hình sự thuộc Đại học Central Missouri, đã quy trách nhiệm cho việc các chính trị gia có xu hướng tìm kiếm “các giải pháp đơn giản, phù hợp cho tất cả đối với các vấn đề phức tạp” là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng các vụ án mạng trên khắp cả nước.
Ông cho thấy rằng các chính trị gia đưa ra các giải pháp như vậy để giành được sự ủng hộ của các nhóm lợi ích chính trị trong các cuộc bầu cử. Chẳng hạn, khi đối mặt với vấn đề cảnh sát sử dụng vũ lực trong những trường hợp cá biệt, những chính trị gia như vậy có thể ủng hộ việc cắt giảm ngân sách của cảnh sát hơn là đối phó với những cảnh sát có vấn đề.
Ông nói rằng điều này dẫn đến một lực lượng cảnh sát hoạt động kém hiệu quả hơn, số lần ứng phó nhanh hơn, nhuệ khí của các cảnh sát thấp hơn, và “ngày càng không muốn” tham gia vào hoạt động trị an chủ động.
“Điều này đã khiến nhiều lực lượng cảnh sát rơi vào một tình trạng ứng phó nghiêm ngặt, chỉ phản ứng với những tội đã xảy ra rồi. Ngoài ra, các phán quyết bảo lãnh không dùng tiền mặt đã khiến đưa nhiều tên tội phạm nguy hiểm quay trở lại đường phố mặc dù chúng đã bị bắt nhiều lần vì tội bạo lực,” ông Etter cho biết.
“Ở những thành phố có hai điều này đang xảy ra, thì tỷ lệ tội phạm tăng vọt. Quý vị có ít cảnh sát hơn và gặp nhiều tội phạm nguy hiểm hơn.”
Ông nói thêm rằng việc chống lại xu hướng gia tăng án mạng sẽ đòi hỏi phải tăng cường kinh phí cho cảnh sát và cải thiện việc đào tạo cảnh sát để tránh một số vấn đề phát sinh từ việc sử dụng vũ lực.
Tỷ lệ tội phạm cao đã buộc các doanh nghiệp phải di chuyển khỏi các thành phố như vậy, điều này làm giảm cơ sở thuế, và cuối cùng làm mất đi các ghế của tiểu bang trong quốc hội.
“Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng cho đến khi các thị trưởng và thống đốc địa phương sẽ sẵn sàng tìm kiếm các giải pháp thực tế cho các vấn đề của nội bộ thành phố, thay vì các vấn đề chính trị,” ông Etter cho biết.
Các vụ án mạng tập trung ở một vài quận
Một báo cáo hôm 17/01 của Trung tâm Nghiên cứu Phòng chống Tội phạm cho thấy một số lượng nhỏ các quận chiếm phần lớn các vụ án mạng được thực hiện ở Hoa Kỳ.
“1% quận tồi tệ nhất (31 quận tồi tệ nhất) có 21% dân số và 42% số vụ án mạng. 2% các quận (62 quận) tồi tệ nhất bao gồm 31% dân số và 56% các vụ án mạng,” báo cáo này nêu rõ.
“5% quận tồi tệ nhất bao gồm 47% dân số và chiếm 73% các vụ án mạng. Nhưng ngay cả trong các quận đó, thì các vụ án mạng tập trung rất nhiều ở các khu vực nhỏ.”
Mức độ tập trung của các vụ án mạng cũng được cho là ở mức “cao nhất trong hơn một thập niên.” Tỷ lệ án mạng năm 2020 ở Hoa Kỳ là 5.84 vụ trên 100,000 người. Loại bỏ 5% số quận tồi tệ nhất sẽ làm giảm tỷ lệ vụ án mạng xuống 2.99 vụ trên 100,000 người.
Naveen Athrappully _ Cẩm An
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.