Nhưng hãy cẩn thận để không lên tiếng, một cách cố ý hay vô tình làm gián đoạn người trò chuyện cùng bạn trước khi họ tạm dừng.
Kiên nhẫn là một đức tính
Người ta thường nói rằng chúng ta có hai tai và một miệng để chúng ta có thể nghe nhiều hơn nói gấp đôi. Tích cực lắng nghe, tạo điều kiện cho người khác, hoặc mọi người nói xong mới đưa ra lời đối đáp không chỉ là phép lịch sự, điều này còn cho phép chúng ta kết nối với người khác và hoàn toàn có thể học được điều gì đó hữu ích.
Điều này đặc biệt quan trọng khi trò chuyện với cấp trên, một người bạn, hoặc một người thân; bạn có thể rất xem trọng họ, nhưng việc xen giữa chừng câu nói của họ sẽ luôn luôn tạo cho họ cảm giác đó là một dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng.
Trò chuyện trực tiếp
Khi nói chuyện với một người khác, hãy tìm những dấu hiệu cho thấy họ có nhiều điều để nói. Ví dụ, nếu họ nhận ra bạn muốn trả lời, họ có thể giơ một tay ra hiệu rằng họ còn nhiều điều muốn nói thêm. Một dấu hiệu khác là một cái nhìn, kết hợp với một cái lắc đầu nhẹ, lúc đó bạn cần phải giữ lại suy nghĩ của mình. Nếu bạn đang nói, bạn có thể sử dụng những tín hiệu tương tự này để cho ai đó biết rằng bạn chưa nói xong.
Nếu bạn là người bị ngắt lời, chỉ cần đợi cho đến khi họ nói xong, và đáp, “Hãy trở lại vấn đề đó,” hoặc “Như tôi đã nói,” trước khi hoàn thành câu nói của mình. Bạn cũng có thể ngừng nói và giao tiếp bằng mắt, có thể nhấn mạnh bằng một cái nghiêng đầu nhẹ. Hy vọng rằng, khi họ nhận ra họ đang nói át lời bạn, họ sẽ kiềm chế được sự phấn khích của mình một chút.
Nói chuyện trên điện thoại
Vì chúng ta không gặp mặt trực tiếp khi nói chuyện điện thoại, nên chúng ta dễ cắt ngang những câu nói của nhau. Để ngăn ngừa tình huống bất lịch sự này, hãy tích cực lắng nghe những gì họ đang nói, thật chú tâm không chỉ đến những từ thực tế, mà còn cả những cách nhấn nhá mà họ đang sử dụng, chẳng hạn như đưa ra một câu nói mà kỳ thực là một câu hỏi, vốn yêu cầu bạn đưa ra câu trả lời. Một số người có thể nói chậm, vì vậy hãy chắc chắn rằng họ suy nghĩ xong trước khi bạn nói. Nếu bắt buộc, hãy viết ra những suy nghĩ của bạn để bạn không quên chúng, hoặc tệ hơn là, không lắng nghe người kia vì bạn còn quá bận tập trung vào điều mình muốn nói.
Nếu bạn là người liên tục bị ngắt lời, hãy xem như người kia có thể không nhận thức được họ đang làm gì, có lẽ vì chủ đề mà bạn đang thảo luận rất thú vị. Hãy ngừng nói và yêu cầu họ vui lòng cho phép bạn hoàn thành câu nói của mình; khả năng là, họ sẽ cảm thấy ngượng và bây giờ sẽ là lúc họ hành xử cẩn trọng nhất. Nếu họ vẫn tiếp tục xen vào, hãy kết thúc cuộc gọi đó, nói với họ rằng bạn có thể gọi lại sau.
Trong một nhóm
Khi nói chuyện với hai người trở lên, khả năng bị gián đoạn tăng lên rất nhiều. Điều này có thể là do một luồng thông tin và ý tưởng [diễn ra] nhanh chóng, hào hứng, hoặc có thể do ai đó cảm thấy mình vượt trội hơn hoặc nhàm chán với cách cuộc trò chuyện này đang diễn ra. Nếu bạn nhận thấy ai đó liên tục xen vào và cắt ngang, hãy thử chuyển hướng cuộc trò chuyện này với hy vọng đưa người đó quay lại cuộc trò chuyện. Nếu họ tiếp tục ngắt lời, hãy tạm dừng cuộc trò chuyện đó, và, dùng một giọng điệu dễ chịu, yêu cầu họ cư xử phù hợp hơn.
Nếu bạn nhận ra mình là người đang ngắt lời, hãy im lặng và cho phép những người khác nói. Nếu họ muốn quay lại với những gì bạn đang nói, họ sẽ làm vậy.
Sandy Lindsey _ Trường An
***
Biết lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất trong một mối quan hệ
Lắng nghe với sự thấu hiểu không chỉ đem lại lợi ích cho người được lắng nghe mà còn giúp người lắng nghe nuôi dưỡng tính cách một cách sâu sắc.
https://baomai.blogspot.com/
***
Cha mẹ có thật sự biết cách lắng nghe con mình?
Con trai tôi đã thay đổi. Điểm số của con đang từ A bỗng hạ xuống D. Khi ở nhà, con thường đóng cửa ngồi lỳ trong phòng riêng. Điều tồi tệ nhất là nếu tôi cố gắng nói chuyện với con thì con luôn tức giận, đòi đi ngủ, và nói rằng con không muốn nói chuyện với tôi. Tôi nên làm gì?
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.