Thursday, April 13, 2023

Lạm phát dai dẳng, khủng hoảng tín dụng đe dọa sự lạc quan về kinh tế

 BM

Một nhà kinh tế cảnh báo rằng chi tiêu lớn của chính phủ đã trì hoãn một cuộc suy thoái kinh tế, đồng thời làm trầm trọng thêm gánh nặng lạm phát và triển vọng


Nền kinh tế Hoa Kỳ đã có một sự vãn hồi đáng chú ý sau đại dịch COVID-19, tăng trưởng 2.1% vào năm 2022 và quay trở lại đà tăng trưởng như trước đại dịch.


Kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, nền kinh tế đã phục hồi được hơn 12.5 triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm. Số lượng đơn ghi danh thành lập các doanh nghiệp nhỏ mới cũng đạt mức cao chưa từng có, vốn là điều mà ông Biden thường xuyên khen ngợi.


Hôm 03/04, trong một bài diễn văn tại Minnesota trong một phần chuyến công du “Đầu tư vào Hoa Kỳ” của mình, Tổng thống cho biết: “Tiến bộ mà chúng tôi đã tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững là có thật.”


BM

Ông Biden và các thành viên nội các của ông vừa bắt đầu một chuyến công du tới các tiểu bang của Hoa Kỳ để nói với người dân Mỹ rằng nghị trình kinh tế của chính phủ đang có hiệu quả. Ông đã nói một cách tự hào về những chiến thắng về lập pháp của mình đã giúp mở ra “hơn 435 tỷ USD đầu tư tư nhân trong vòng chưa đầy hai năm.”


Nêu bật những thành tựu kinh tế của mình trong hai năm qua, ông Biden nói tại Minnesota rằng, “Tôi chưa bao giờ cảm thấy lạc quan hơn thế về tương lai của đất nước chúng ta.”


Tuy nhiên, sự lạc quan của ông không giúp cải thiện tâm trạng của cả nước. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng người Mỹ ngày càng trở nên bi quan về nền kinh tế, mặc dù lạm phát đã giảm rõ rệt kể từ mùa hè năm ngoái (2022).


BM

Trong tháng Hai, giá tiêu dùng thường niên tăng 6%, giảm so với mức cao nhất 9.1% vào tháng 06/2022. Nhưng lạm phát vẫn ở mức cao một cách đáng lo ngại.


Kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng 01/2021, chỉ số giá tiêu dùng tăng 15%. Giá lương thực tăng 18%, chi phí năng lượng tăng 37%, và chi phí nhà ở tăng 13% trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.


Thước đo lạm phát ưa chuộng của Cục Dự trữ Liên bang, chỉ số giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE), đã chậm lại trong tháng Hai xuống mức 5% hàng năm. Đây là một dấu hiệu đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, các áp lực lạm phát vẫn tiếp tục đối với khu vực dịch vụ.


Deutsche Bank cho biết trong một báo cáo mới đây: “Mặc dù dữ liệu lạm phát PCE trở nên nhẹ nhàng hơn vào tháng Hai, nhưng các chi tiết căn bản về lạm phát tiếp tục kiên cố hơn.”


‘Kinh tế học kỳ lạ’


BM


Các nhà kinh tế của JPMorgan mô tả môi trường hiện tại là “kinh tế học kỳ lạ” do nhiều dấu hiệu mạnh và yếu trong nền kinh tế cùng tồn tại.


Trong một báo cáo mới đây, ông Bruce Kasman, kinh tế gia trưởng và là trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu của JPMorgan Chase viết: “Tình trạng bất ổn này là do sự pha trộn giữa lực kéo và lực đẩy mạnh mẽ hiện tại, cũng như một mặt là do sự căng thẳng giữa một bên là thị trường lao động khá cải thiện và lạm phát gia tăng, và mặt khác là bảng cân đối lành mạnh của khu vực kinh doanh và các chính sách định hướng tăng trưởng.”


BM


Do những đặc điểm độc đáo của môi trường này, nhiều nhà kinh tế không thể đưa ra dự báo chính xác, làm tăng thêm sự lo lắng cho thị trường.


Một dấu hiệu đáng khích lệ mới đây là sự gia tăng niềm tin của người tiêu dùng bất kể sự sụp đổ của một số ngân hàng Hoa Kỳ. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đã tăng lên 104.2 vào tháng Ba, trái ngược với dự đoán về một sự suy giảm. Niềm tin trong tháng Hai cũng được điều chỉnh tăng lên 103.4.


Tuy nhiên, kết quả mới nhất cho thấy dự đoán của người tiêu dùng về lạm phát trong 12 tháng tới vẫn ở mức cao 6.3%.


Theo Chỉ số Doanh nghiệp Nhỏ của MetLife và Phòng Thương mại Hoa Kỳ, niềm tin của các chủ doanh nghiệp nhỏ vào nền kinh tế đã giảm sút trong quý đầu tiên của năm 2023 do lo ngại lạm phát vẫn còn dai dẳng.


BM


Mặc dù kỳ vọng sẽ có những khó khăn về kinh tế trong những tháng tới, hơn 60% chủ doanh nghiệp nhỏ nói rằng doanh nghiệp của họ đang hoạt động tốt và họ hài lòng với dòng tiền của mình.


Nhiều nhà phân tích bối rối về việc làm thế nào mà các chủ doanh nghiệp có thể tự tin vào hoạt động của chính họ như vậy khi có sự bi quan lan rộng về nền kinh tế.


Ông Tom Sullivan, phó chủ tịch phụ trách chính sách doanh nghiệp nhỏ tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ, nói: “Có một niềm tin thực sự rằng nếu quý vị có thể vượt qua trận đại dịch này, thì quý vị có thể vượt qua bất cứ điều gì.”


Ông Sullivan lưu ý, nhưng đây không phải là sự lạc quan mù quáng.


Ông nói, các doanh nghiệp nhỏ tuy tự tin, nhưng họ cũng hiểu biết và chu đáo, bảo đảm rằng họ không sử dụng quá nhiều vay nợ khi nền kinh tế suy thoái.


Các doanh nghiệp nhỏ nhận thấy nền kinh tế suy yếu hơn


BM


Tăng trưởng ngày càng trở nên khó khăn đối với các chủ doanh nghiệp vì điều kiện tín dụng chặt chẽ không cho phép họ mở rộng hoạt động hoặc tuyển dụng được nhân viên mới.


Ông Gary Lambert là chủ sở hữu của Titan Storage, một cơ sở lưu trữ ở Spanish Fort, Alabama, cung cấp các đơn vị lưu trữ có kích thước khác nhau cho khách hàng thương mại và khách hàng dân cư.


Ông Lambert cho biết công việc kinh doanh của ông vẫn có lãi mặc dù lạm phát và lãi suất cao, nhưng tăng trưởng giờ đây gần như là điều không thể.


Ông nói: “Tự lưu trữ là một khoản đầu tư tốn nhiều tiền mặt với lợi nhuận ổn định. Với chi phí nguyên vật liệu, lãi suất, và giá nhân công tăng chóng mặt, việc mở rộng ngày càng trở nên khó khăn hơn.”


Ông Marc Hardgrove, Tổng giám đốc của TheHoth, một công ty tiếp thị kỹ thuật số có trụ sở tại St. Petersburg, Florida, cũng cảm thấy như vậy.


“Là một công ty tiếp thị kỹ thuật số, chúng tôi tập trung vào việc giữ chân nhân viên hơn là tuyển dụng một lực lượng nhân sự mới,” ông nói với The Epoch Times. “Khi thị trường hiện đang suy thoái, lĩnh vực công nghệ thông tin đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong một tình huống như vậy, việc quản lý tài nguyên đúng cách ngày càng trở nên quan trọng.”


‘Từ dưới lên, và từ giữa ra’


BM


Trong chuyến công du kéo dài ba tuần của mình, tổng thống và các thành viên nội các của ông sẽ đến thăm hơn 20 tiểu bang để nêu bật những thắng lợi về mặt lập pháp của chính phủ, bao gồm Đạo luật Giảm Lạm phát, Luật Cơ sở hạ tầng Lưỡng đảng và Đạo luật Khoa học và CHIP, cùng nhau đưa ra 2 ngàn tỷ USD trong chi tiêu mới của chính phủ trong 10 năm tới.


Theo ông Biden, chi tiêu liên bang nhiều hơn khuyến khích đầu tư tư nhân nhiều hơn, giúp mở rộng nền kinh tế “từ dưới lên và từ giữa ra.”

Những người ủng hộ kinh tế học “từ giữa ra” tin rằng sự thịnh vượng của quốc gia không thẩm thấu xuống từ các cá nhân hoặc công ty giàu có. Thay vào đó, một giai tầng trung lưu thịnh vượng là động lực chính của tăng trưởng bền vững và thịnh vượng.


Cụm từ “xây dựng nền kinh tế từ dưới lên và từ giữa ra” đã trở thành một câu thần chú trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.


BM


Nhưng theo ông Nick Hanauer, một doanh nhân kiêm nhà đầu tư mạo hiểm, người đã đặt ra cụm từ “kinh tế học từ giữa ra,” cụm từ này không chỉ là một khẩu hiệu.


Trong một bài báo mới đây trên tờ The American Prospect, ông Hanauer lập luận rằng việc ông Biden áp dụng thuật ngữ này phản ánh một sự thay đổi mô hình trong hoạch định chính sách, nhưng chỉ một số người Mỹ hiểu được tầm quan trọng của mô hình này.


Ông viết: “Rất ít người Mỹ đánh giá cao tầm quan trọng của sự đảo ngược này trong cách tiếp cận chính sách kinh tế, cũng như một sự khác biệt tích cực mà những thay đổi này sẽ tạo ra trong cuộc sống của họ ra sao.”


Việc phát đi thông điệp kinh tế của ông Biden dường như không gây được tiếng vang với người dân Mỹ, vì tỷ lệ ủng hộ ông tiếp tục giảm.


Trong một cuộc thăm dò mới đây của The Associated Press. Trung tâm nghiên cứu các vấn đề công cộng của NORC, xếp hạng tín nhiệm của tổng thống đã giảm xuống 38% từ 45% trong tháng Hai.


Việc ông Biden giải quyết nền kinh tế quốc gia là một mối lo ngại của nhiều người Mỹ kể từ cuối năm 2021 vì lạm phát cao liên tục và lo sợ về suy thoái kinh tế đang diễn ra.


Ông thường xuyên cảnh báo rằng các chính sách của Đảng Cộng Hòa sẽ hủy hoại những tiến bộ mà chính phủ của ông đã đạt được. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cho thấy cử tri tin tưởng Đảng Cộng Hòa hơn Đảng Dân Chủ về kinh tế.


Suy thoái kinh tế bị trì hoãn?


BM


Bất chấp những dự đoán thảm khốc và những nỗi lo sợ về suy thoái kinh tế, cho đến nay chính phủ ông Biden vẫn cố gắng trì hoãn một sự sụp đổ kinh tế.


Theo ông Daniel Lacalle, nhà kinh tế trưởng tại quỹ phòng hộ, lý do khiến nền kinh tế Hoa Kỳ chưa trải qua một cuộc suy thoái toàn diện là do chi tiêu của chính phủ rất lớn, giúp duy trì việc làm và hoạt động kinh tế mạnh mẽ.


“Thâm hụt và nợ nần chồng chất đã trì hoãn cuộc suy thoái kinh tế này nhưng lại làm cho gánh nặng lạm phát thêm trầm trọng,” ông nói. “Suy thoái là không thể tránh khỏi.”


Cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers đã thúc giục Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.


“Tôi chắc chắn nghĩ rằng Fed cần tập trung vào thách thức lạm phát,” ông Summers nói với CNN hôm 13/03. “Và tôi nghĩ đó là điều mà lịch sử dạy chúng ta: rằng nếu chúng ta không kiểm soát được lạm phát, cuối cùng chúng ta sẽ có những cuộc suy thoái lớn hơn nhiều và khó khăn hơn nhiều.”


Bình luận của ông Summers được đưa ra sau cuộc khủng hoảng ngân hàng vừa qua, khi nhiều người kêu gọi Fed tạm dừng tăng lãi suất.


Ngày càng nhiều nhà kinh tế tin rằng nếu lạm phát không quay trở lại vùng an toàn của Fed, thì sẽ cần phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa, dẫn đến một cuộc hạ cánh cứng trong nền kinh tế.


Theo nhà kinh tế học Arthur Laffer, một cựu cố vấn của Tổng thống Ronald Reagan, những người theo chủ nghĩa Keynes và những người theo chủ nghĩa tiền tệ muốn hạn chế lạm phát bằng cách cắt giảm nhu cầu, đây không phải là biện pháp đúng đắn.


BM


“Những gì chúng tôi muốn thấy được thực hiện đối với lạm phát là những gì chúng ta đã làm vào đầu những năm 1980. Chúng tôi cắt giảm thuế suất, chúng tôi mở rộng sản lượng một cách đáng kể, và chúng tôi hạn chế lượng tiền,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây với The Epoch Times. “Lạm phát giảm xuống, và nền kinh tế bùng nổ ngoài sức tưởng tượng. Đó là biện pháp trọng cung để kiểm soát lạm phát.”


“Cách mà ông Larry Summers muốn làm là cắt giảm nhu cầu. Và vâng, ông nói đúng, chúng ta sẽ có lạm phát thấp hơn. Nhưng chúng ta sẽ có lạm phát thấp hơn với sản lượng, việc làm, sản xuất thấp hơn nhiều, và nhiều tuyệt vọng và khó khăn hơn. Vì vậy, quý vị chọn mô hình nào mà quý vị ưa chuộng hơn.”


Khủng hoảng ngân hàng sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái?


BM

Hiện tại có rất nhiều điều không chắc chắn trên thị trường và nhiều nhà đầu tư đang tự hỏi liệu cuộc khủng hoảng ngân hàng do những thất bại gần đây của Silicon Valley Bank và Signature Bank có làm tăng nguy cơ khủng hoảng kinh tế hay không.


Để đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng vừa qua, ông Biden cho biết chính phủ của ông đã thực hiện mọi biện pháp có thể để giải quyết vấn đề này.


Phòng Thương mại Hoa Kỳ hoan nghênh chính phủ ông Biden đã hành động nhanh chóng để giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản tại các ngân hàng bị sụp đổ, giúp cho thị trường bình ổn trở lại.


Ông Sullivan nói, “Chúng ta đang chứng kiến điều ngược lại xảy ra trên khắp thế giới, nơi mà các chính phủ không nhanh chóng đưa ra quyết định và xoa dịu những lo ngại.”


Ông nói, các doanh nghiệp có các khoản tiền lương bị mắc kẹt trong ngân hàng Silicon Valley đã có thể tiếp cận các khoản tiền của họ nhờ phản ứng nhanh chóng này.


Ông Laffer đồng tình, ủng hộ quyết định của các cơ quan quản lý nhằm bảo đảm cho tất cả những người gửi tiền sau sự sụp đổ của ngân hàng này.


“Tối Chủ Nhật đó, tôi nghĩ Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen đã nói đúng,” ông nói. “Trong bối cảnh chuyện này sẽ bùng nổ vào sáng thứ Hai (13/03), nếu họ không bảo đảm cho những người gửi tiền, thì việc rút tiền hàng loạt sẽ tiếp tục, và không có giới hạn.”


BM


“Cách duy nhất để ngăn chặn tình trạng rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng là có một sự bảo đảm cho những người gửi tiền ngay tại chỗ. Và quý vị không thể đợi một tuần vì tiền đã rút đi rồi, tiền sẽ rút hết trong một tuần.”


Ông Laffer cho rằng, không giống như những người nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu, những người gửi tiền không phải chịu trách nhiệm cá nhân cho điều kiện tài chính của một ngân hàng nào đó.


Ông nói, “Làm thế nào để General Motors đa dạng hóa các khoản tiền gửi của mình? Ý tôi là, họ có thể có 2 tỷ USD tiền gửi, có thể nhiều hơn.”


Dữ liệu hiện tại cho thấy không có phản ứng tiêu cực rõ ràng đối với các tin tức về vụ sụp đổ ngân hàng vừa qua. Và trên thực tế, một số chỉ số mới đây đã vượt quá mong đợi.


Tuy nhiên, các nhà phân tích ngân hàng tin rằng những sự sụp đổ này của ngân hàng cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế.


Theo Morgan Stanley, việc Fed tăng lãi suất mạnh đã làm chậm tốc độ tăng trưởng cho vay. Và cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ gây ra “những cuộc khủng hoảng tín dụng,” làm tình hình này càng trầm trọng thêm.


BM


“Sự gián đoạn trong hệ thống tài chính sẽ để lại dấu ấn đối với nền kinh tế thực,” các nhà kinh tế của Morgan Stanley viết trong một báo cáo mới đây. “Các nhà phân tích ngân hàng của chúng tôi nhận thấy chi phí tài trợ vốn cao hơn vĩnh viễn đối với các ngân hàng trong tương lai, và sự gián đoạn đối với các thị trường cấp vốn có thể sẽ dẫn đến việc thắt chặt các điều kiện tín dụng vượt khỏi những gì được gắn với cơ sở nền kinh tế trước đây của chúng ta.”


Họ cũng lưu ý rằng việc thắt chặt các điều kiện tín dụng trong năm nay sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.


Theo Goldman Sachs, các lĩnh vực sản xuất, địa ốc thương mại, và công nghệ là những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước sự cắt giảm cho vay của ngân hàng.


Ông Jan Hatzius, nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs, đã viết trong một ghi chú mới đây rằng, việc giảm cho vay sẽ dẫn đến việc đầu tư kinh doanh vào các ngành này giảm đi.


BM

Ông Hatzius cho biết: “Chúng tôi cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng việc làm trong ngành giải trí, khách sạn, và các ngành dịch vụ khác sẽ chậm lại, vì khả năng cho vay giảm dần sẽ ngăn cản các nhà điều hành nhà hàng và các doanh nghiệp nhỏ khác tuyển dụng nhân công mới và mở cơ sở mới.”


Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đã giảm 105 tỷ USD trong hai tuần kết thúc hôm 29/03 — mức lớn nhất kể từ năm 1973. Việc cho vay giảm mạnh này chủ yếu là do các khoản cho vay địa ốc, cũng như các khoản vay thương mại và công nghiệp giảm.




Emel Akan  _  Vân Du


BM

Khủng hoảng ngân hàng kéo theo khủng hoảng tín dụng
Thật tội nghiệp: “IF YOU’RE NOT HAPPY …”
Thuật ngữ ‘Đảng Cộng Hòa MAGA’ được tạo ra với mục đích làm tê liệt đối thủ
Vụ truy tố cựu TT Trump cho thấy một vấn đề lớn hơn nhiều
Tòa Bạch Ốc đóng vai trò trong cuộc đột kích của FBI vào dinh thự của cựu TT Trump
Phó Tế Nguyễn Mạnh San _ Một Đời Phục Vụ Tha Nhân
Melania Trump tuyên bố sau bản cáo trạng truy tố cựu TT Trump
Thuốc lá điện tử làm hư răng và hôi miệng như thế nào?
IRS công bố danh sách lừa đảo về thuế ‘Dirty Dozen’ năm 2023
Tại sao không nên mặc quần legging và cởi giày trên phi cơ?
Mối quan hệ vợ chồng thay đổi như thế nào trong cuộc đời
Cựu TT Trump lại thống trị làn sóng truyền thông sau khi bị truy tố
Ai là Tổng Thống không có tinh thần trọng pháp?
Loài hoa thần kỳ mang điềm lành đến từ thiên thượng
ĐCH tại Hạ viện Hoa Kỳ sẽ điều trần về các chính sách ‘ủng hộ tội phạm’ của Biện lý Quận Manhattan
Thuốc lá điện tử có thể gây hại nhiều hơn hút thuốc lá thông thường
Cái chết chỉ là ảo ảnh?
Vụ án lịch sử Bragg truy tố Trump
Quy định mới nhắm mục tiêu máy phát điện chạy bằng gas di động
Viêm có phải là thủ phạm đằng sau các căn bệnh kinh niên của bạn?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.