Truyền thông là tiếng nói của xã hội, chức trách của nó là đưa tin một cách công chính, chuẩn xác và kịp thời về những đại sự trên thế giới, khuông phù chính nghĩa, ức chế cái ác, biểu dương cái thiện. Sứ mệnh đó vượt khỏi tư lợi của cá nhân, công ty và đảng phái.
Vậy mà, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, truyền thông chủ lưu đã hoàn toàn thiên vị Joe Biden, câm lặng trước tội ác, vùi dập tiếng nói lương tri. Từ đây, người ta có dịp nhìn nhận lại những thủ đoạn bẩn mà truyền thông khuynh tả bấy lâu nay đã sử dụng để công kích TT Donald Trump.
Joseph Pulitzer, một nhà phát hành báo và là người sáng lập Giải Pulitzer, từng nói: “Nền cộng hòa của chúng ta và báo chí là cùng nhau hưng suy. Báo chí nếu có năng lực, không vụ lợi, hướng đến công chúng, lại có những trí giả được đào tạo tốt, biết lẽ phải và dũng khí để làm theo lẽ phải thì có thể giữ gìn đạo đức công chúng; không có đạo đức công chúng ấy thì cái gọi là chính phủ của dân đều là giả tạo, là trò hề mà thôi. Báo chí mà mỉa mai, yếm thế, vụ lợi, mị dân thì đến một lúc nào đó cũng sẽ tạo nên một dân tộc quỵ lụy, đê hèn như chính nó. Quyền lực xây đắp nên tương lai nền Cộng hòa nằm trong tay chính người làm báo của các thế hệ tương lai”. [1]
Ở xã hội phương Tây ngày nay, truyền thông bị ăn sâu tư tưởng cực tả mà trở thành đại diện chính cho các trào lưu phản truyền thống, phản đạo đức và những xu thế bại hoại như: giải phóng tình dục, phá thai, tôn sùng bạo lực và sử dụng ma tuý… Nó truyền bá những dối trá thù hận, đổ dầu vào lửa cho thói đời xuống dốc. Nhiều hãng truyền thông đã vứt bỏ trách nhiệm đưa tin chân thực, bảo vệ đạo đức, lương tri của xã hội.
Tình trạng tả khuynh ở các chuyên gia truyền thông
Nhà khoa học chính trị Mỹ Tim Groseclose, trong cuốn sách xuất bản năm 2012 mang tên “Dịch chuyển về phía tả: Truyền thông phái Tự do bẻ cong tư tưởng người Mỹ như thế nào” (Left Turn: How Liberal Media Bias Distorts the American Mind), đã dùng phương pháp khoa học chính xác để phân tích khuynh hướng chính trị của truyền thông Mỹ. Các phát hiện của ông cho thấy, khuynh hướng chính trị bình quân của truyền thông Mỹ đã tiến quá gần về phía tự do và cấp tiến – cực kỳ tả khuynh so với khuynh hướng chính trị của người bỏ phiếu thông thường. So với mức bình quân này, những kênh truyền thông được gọi là “chủ lưu” lại tả khuynh còn nghiêm trọng hơn nữa. [2]
Cuốn sách còn giải thích, do đại bộ phận người làm truyền thông đều theo phái tự do, nên khách quan mà nói, đã tạo thành áp lực đối với phái truyền thống trong giới truyền thông.
Thiểu số những người theo phái bảo thủ làm trong các công ty truyền thông của phái tự do thì bị coi là “có hơi chút tà ác và không giống người” (mildly evil or subhuman), Groseclose cho biết. Cho dù không bị ép thôi việc, nhưng cũng không dám công khai biểu đạt quan điểm chính trị của mình, càng không thể truyền đạt quan điểm của phái bảo thủ dù là trong báo giấy hay trên truyền hình. [3]
Do xu hướng tả khuynh trên diện rộng của truyền thông, nên những sinh viên mang quan điểm của phái bảo thủ không muốn chọn học ngành báo, tốt nghiệp xong cũng không muốn xin việc trong ngành truyền thông. Những người làm truyền thông loại trừ những quan điểm không phù hợp với khuynh hướng tự do của họ, bởi vậy mà hình thành nên sự cộng hưởng về quan điểm chính trị tả khuynh giữa họ với nhau trong một vòng tròn khép kín. Người trong giới truyền thông coi dân chúng phổ thông là phàm phu tục tử, ngoan cố, không thay đổi, còn bản thân họ mới là những tinh anh dẫn dắt trào lưu thời đại, có lòng đồng cảm và là phần tử trí thức có lương tri.
Trong những tờ báo và kênh truyền hình lớn, cánh tả chiếm đại đa số, từ chủ sở hữu đến phóng viên và bình luận viên. Khuynh hướng đưa tin đều thể hiện rõ tả khuynh. Trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, trong 100 tờ báo lớn nhất nước Mỹ, có 57 tờ – với số lượng phát hành vượt quá 13 triệu – công khai ủng hộ ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, còn ủng hộ ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa chỉ có hai tờ báo với lượng phát hành chỉ vỏn vẹn 300.000 bản. [4]
Song, truyền thông chủ lưu không nhất định là đại biểu cho ý dân trong giới chủ lưu của xã hội. Một cuộc điều tra vào năm 2016 của Gallup đã chứng minh điểm này. Cuộc điều tra cho thấy, trong dân chúng nước Mỹ thì phái bảo thủ chiếm 36%, vẫn cao hơn phái tự do chiếm 25%. [5]
Cũng có nghĩa là, nếu như truyền thông phản ánh chính xác quan điểm của đại bộ phận dân chúng thì truyền thông tổng thể hẳn sẽ không phải là tả khuynh.
Tại sao truyền thông lại tả khuynh đến vậy? Một nguyên nhân rất quan trọng chính là thời những năm 1960, nước Mỹ chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng cấp tiến, ồ ạt xảy ra những phong trào xã hội cánh tả quy mô lớn. Những sinh viên phái cấp tiến thời đó sau này tiến vào những lĩnh vực như truyền thông, giới học thuật, xã hội thượng lưu, các cơ quan chính phủ, giới nghệ thuật, từ đó giành được quyền kiểm soát dư luận.
Truyền thông chủ lưu đã công kích TT Trump như thế nào?
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ứng viên Donald Trump phản đối “đúng đắn chính trị” (political correctness), tuyên bố chủ trương đưa Mỹ từ phía cực tả quay về cánh hữu: quay về với giá trị truyền thống, chế độ pháp trị, giảm thuế để chấn hưng nền kinh tế, khôi phục sự tôn kính và khiêm cung của con người đối với Thần… Những phát ngôn thẳng thắn của ông đã khiến phái tự do hoảng sợ. Bởi vậy, phái tự do, sẵn có truyền thông chủ lưu dưới sự khống chế của nó, đã phát động cuộc công kích TT Trump về mọi mặt trên quy mô lớn.
Thủ đoạn 1: Bôi nhọ, phỉ báng TT Trump và những người ủng hộ ông
Trong chiến dịch tranh cử, truyền thông cánh tả lợi dụng đủ loại phương pháp, vừa cố ý bôi nhọ, phỉ báng Donald Trump, vừa tẩy chay những người ủng hộ ông, gọi họ là kẻ phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính, kẻ bài ngoại kỳ thị dân nhập cư, lũ da trắng vô giáo dục. Truyền thông làm vậy để thao túng dư luận, hòng chi phối kết quả bầu cử. Trừ một số ít hãng truyền thông, thì gần như 95% các hãng truyền thông liên tục dự đoán Trump nhất định sẽ thua cuộc. Nào ngờ, ông Trump cuối cùng đã đánh bại đối thủ và đắc cử vị trí tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.
Thủ đoạn 2: Làm ngơ trước những thành tích của chính quyền Trump
Thông thường, cho dù cuộc vận động tranh cử có kịch liệt đến đâu, thì sau khi bầu cử kết thúc, các đảng phái, các nhóm đều nên quay về hoạt động bình thường, truyền thông lại càng nên duy trì chuẩn tắc công chính, lấy lợi ích quốc gia làm trọng, bảo trì nguyên tắc trung lập của truyền thông. Tuy nhiên, sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 kết thúc, điều người ta thấy lại là, truyền thông vẫn tiếp tục cuộc vận động tranh cử một cách điên cuồng, thậm chí ôm giữ thái độ một mất một còn, cho dù có tự hủy đi hình tượng của mình trước công chúng.
Đa số kênh truyền thông đều cố ý làm ngơ trước những thành tích của chính quyền Trump, như thị trường cổ phiếu đạt mức cao kỷ lục, thành tựu về ngoại giao của nước Mỹ, tiêu diệt gần như toàn bộ ISIS, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ xuống mức thấp nhất trong vòng 18 năm qua, nền kinh tế Mỹ khôi phục sức sống…
Thủ đoạn 3: Buộc tội vô căn cứ
Không chỉ có vậy, các hãng truyền thông này còn tận hết mọi khả năng để hạ bệ chính quyền Trump khi đưa ra những buộc tội vô căn cứ. Chẳng hạn, cái gọi là “thông đồng với Nga” được truyền thông khuấy động rùm beng cả lên, nhưng cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bất kể chứng cớ nào, còn báo cáo của quốc hội đã trực tiếp chỉ ra rằng ông Trump không hề có sự thông đồng nào với Nga. [6]
Thủ đoạn 4: Tung tin giả
Vì để đạt được mục đích công kích TT Trump, truyền thông còn tung ra lượng lớn tin giả.
Tháng 12 năm 2017, một hãng truyền hình tin tức lớn đã đình chỉ hai phóng viên kỳ cựu tới bốn tuần không lương và hiệu đính bài báo của họ vì đã ngụy tạo tin giả rằng Trump lệnh cho Michael Flynn liên lạc với Nga. [7] Cuối cùng, hai phóng viên kia bị cưỡng chế rời khỏi đài truyền hình nọ. Nhóm của phóng viên kia trước đây từng đạt thành tích huy hoàng, từng đoạt bốn giải Peabody, 17 giải Emmy, nhưng tin giả đã khiến họ tự hủy hoại thanh danh mà kết thúc chóng vánh.
Khi chỉ trích băng đảng MS-13 khét tiếng, nhất là những thành viên đã vào Hoa Kỳ dưới diện dân nhập cư bất hợp pháp, TT Trump nói: “Chúng không phải là người. Chúng là thú vật, và chúng ta phải hết sức cứng rắn”. Tuy nhiên, các hãng truyền thông lớn ở Mỹ lại lập tức lấy tuyên bố của TT Trump khỏi ngữ cảnh này mà cáo buộc ông nói dân nhập cư bất hợp pháp là thú vật.
Chỉ có phiếu bầu hợp pháp mới quyết định được ai là Tổng thống, chứ không phải giới truyền thông”
Tháng 6 năm 2018, bức ảnh một bé gái người Honduras đang khóc được lưu truyền rộng khắp trên truyền thông và mạng internet. Bé gái này và người mẹ bị Đội Tuần tra Biên giới chặn lại khi tìm cách vượt biên vào Mỹ. Truyền thông loan báo bé gái bị cưỡng chế rời xa mẹ, thừa cơ chỉ trích không kiêng dè TT Trump về chính sách biên giới và không khoan nhượng với dân nhập cư phi pháp. Sau đó, tạp chí Time ghép ảnh bé gái này và ảnh TT Trump làm trang bìa cho cuốn tạp chí, với câu chú thích “Chào mừng đến nước Mỹ”, ý đồ mượn dịp chế giễu ông Trump. Nhưng sau đó, trong một cuộc phỏng vấn, bố của bé gái cho biết, bé gái không hề bị tách khỏi mẹ. [8]
Theo các nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông (Media Research Center) về chương trình tin tức buổi tối của ba công ty truyền thông lớn chủ yếu ở Mỹ trong hai năm gần đây phát hiện, ông Trump là trọng tâm trong các bản tin tối của ba hãng truyền hình lớn trong hai năm trước đó, chiếm 1/3 tổng thời lượng các bản tin tối. Trong năm 2017, 90% tin tức về Trump là tiêu cực. Năm 2018, tỷ lệ đưa tin tiêu cực còn lên đến 91%. Báo cáo này kết luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa, không một vị tổng thống nào phải hứng chịu tin tức thù địch trong thời gian dài liên tục như vậy như Trump.” [9]
Dân chúng thức tỉnh
Tuy nhiên, dân chúng Mỹ đã nhìn ra dấu hiệu của tin giả. Theo một thăm dò dư luận do Đại học Monmouth tiến hành vào tháng 4/2018, tỷ lệ người Mỹ cho rằng các hãng truyền thông lớn đang đưa tin giả có thời điểm đã tăng từ 63% vào năm trước lên 77%. [10] Năm 2016, một cuộc thăm dò dư luận của Gallup phát hiện, độ tín nhiệm của người Mỹ đối với truyền thông giảm đến mức thấp kỷ lục, số người có sự tín nhiệm “rất cao” hoặc ở mức độ “tương đối” đối với truyền thông chỉ đạt 32%, giảm 8% so với năm trước. [11] Không lạ gì, chủ sở hữu của một hãng truyền thông lớn đau lòng nói: “Tin giả là căn bệnh ung thư của thời đại chúng ta”. [12]
Dựa trên kết quả bầu cử Mỹ mà nhận định thì ông Trump được một nửa dân Mỹ ủng hộ, song truyền thông lại chỉ đứng về một phía; đây là hiện tượng bất bình thường. Trong hoàn cảnh đó, ông Trump bị công kích và lăng mạ vì ông chủ trương quyết liệt khôi phục truyền thống, tư tưởng của ông và tư tưởng phản truyền thống của cánh tả là không thể cùng tồn tại. Sự công kích của truyền thông, nếu có thể khiến công chúng mất tín nhiệm đối với TT Trump, thì họ sẽ đạt được mục đích đằng sau ─ đó là ngăn cản xã hội quay về với truyền thống.
Điều càng khiến người ta lo lắng là, nhiều kênh truyền thông đã trở thành chất xúc tác để khuếch đại ngôn luận của phái cấp tiến, gia tăng mâu thuẫn xã hội, khơi dậy đối lập thù hận, gây chia rẽ trong dân chúng, theo đó mà càng khắc sâu rạn nứt trong xã hội. Cách làm đó có thể nói là đã đi đến mức không kể gì đến luân lý căn bản, không tính đến hậu quả, không ngại dùng phương kế chết thì cùng chết mà tự hủy, để khiến quốc gia lâm vào cảnh cực kỳ hỗn loạn và nguy hiểm.
Khôi phục trách nhiệm của ngành truyền thông
Ma quỷ có thể thống trị truyền thông đến mức độ như thế là vì nó đã lợi dụng các khiếm khuyết về đạo đức của con người: truy cầu danh lợi, vô tri, lười biếng, ích kỷ, lòng trắc ẩn đặt không đúng chỗ, thích tranh đấu v.v. Có những nhà báo tự cho mình là đúng, tự tạo cho mình cái vỏ bọc biết rõ sự thật mà đi ngược lại giá trị truyền thống. Có người vì để thu hút độc giả mà hùa theo cái “nhu cầu của đại chúng” đã sa đọa về đạo đức. Có người vì tiền đồ nghề nghiệp của mình mà hạ thấp tiêu chuẩn. Có người xuất phát từ đố kỵ, thù địch mà biên tạo tin giả. Có người vì vô tri, lười biếng mà nghe theo tin giả. Có người lợi dụng sự thiện lương và lòng trắc ẩn của người khác mà cổ xúy cho cái gọi là công bằng xã hội, dẫn động cả xã hội chuyển dịch sang cánh tả. Có người vì mục đích chính trị, kinh tế mà không từ thủ đoạn nào.
Khôi phục sứ mệnh của truyền thông nghĩa là truyền thông cần theo đuổi cái Chân (chân thực, sự thật). Việc đưa tin về sự thật của truyền thông phải toàn diện và xuất phát từ thành ý. Rất nhiều kênh truyền thông, khi đưa tin về các hiện tượng xã hội, chỉ trình bày một phần sự thật, cách đưa tin cũng khiến dư luận bị lạc hướng, như vậy còn có hại hơn cả nói dối trắng trợn.
Khôi phục sứ mệnh truyền thông nghĩa là truyền thông cần theo đuổi cái Thiện. Cái thiện của truyền thông không phải là lạm dụng lòng trắc ẩn, cũng không phải là phải đạo chính trị, mà là vì lợi ích chân chính lâu dài của nhân loại. Lối thoát của nhân loại không nằm ở thu được bao nhiêu lợi ích kinh tế trong thời gian ngắn, càng không phải những điều không tưởng (utopia). Lối thoát ấy là đi theo con đường truyền thống của nhân loại có đức tin, nâng cao chuẩn mực đạo đức, cuối cùng có thể “phản bổn quy chân”, quay trở về khởi nguồn tốt đẹp, chân chính của sinh mệnh.
Một kênh truyền thông khiến xã hội coi trọng và gìn giữ đạo đức mới là hành Thiện. Xã hội nhân loại là thiện ác đồng tồn. Trách nhiệm của truyền thông là truyền bá chân tướng, vạch trần tà ác, tuyên dương cái thiện, ức chế cái ác.
Tại Trung cộng, một đất nước có nền văn hóa cổ xưa, Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTC) từ năm 1999 đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vốn tín ngưỡng vào giá trị phổ quát “Chân – Thiện – Nhẫn”. Cuộc bức hại này đã ảnh hưởng đến hàng triệu người ở quốc gia đông dân nhất thế giới này; nó đã kéo dài gần hai thập kỷ, mức độ thảm khốc không gì trong lịch sử nhân loại có thể so sánh được. Đây không chỉ là cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công, mà còn là bức hại đối với giá trị cốt lõi của văn minh nhân loại, là sự tước đoạt tàn ác tự do tín ngưỡng của nhân loại. Song, số lượng và cường độ đưa tin của truyền thông phương Tây lại còn kém rất xa mới tương xứng. Đại đa số kênh truyền thông chủ lưu bị chính quyền ĐCSTQ uy hiếp, dụ dỗ, về đưa tin thì tự kiểm duyệt, giữ im lặng trong cuộc bức hại tín ngưỡng lớn nhất thời đại này, có kẻ thậm chí còn phát tán những vu khống và dối trá của ĐCSTQ, thêm dầu vào lửa cho tà ác, trợ Trụ vi ngược.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 có ý nghĩa trọng đại, truyền thông dòng chính phương Tây một lần nữa lại câm lặng trước tội ác đánh cắp bầu cử với quy mô và thủ đoạn chưa từng thấy trong lịch sử, thậm chí còn kiểm duyệt các thông tin tố giác hành vi gian lận, tham nhũng, truỵ lạc của gia đình Biden, nỗ lực vùi dập đương kim TT Donald Trump trong biển thông tin giả dối. Người xưa nói: “Vật cực tất phản”, sự hủ bại của truyền thông dường như đã đến cực điểm, đây cũng chính là lúc sức mạnh chính nghĩa thức tỉnh, mở ra một kỷ nguyên mới cho nước Mỹ và nhân loại.
Thanh Ngọc
Tham khảo
[1] Joseph Pulitzer, “Why Schools of Journalism?” The New Republic, October 9, 1930, 283.
[2] Tim Groseclose, Left Turn: How Liberal Media Bias Distorts the American Mind (New York: St. Martin’s Press, 2011).
[3] Như trên, “The Second-Order Problem of an Unbalanced Newsroom,” Chapter 10.
[4] “2016 General Election Editorial Endorsements by Major Newspapers,” The American Presidency Project, http://www.
[5] Lydia Saad, “U.S. Conservatives Outnumber Liberals by Narrowing Margin,” Gallup, January 3, 2017, https://news.gallup.com/
[6] Erin Kelly, “Speaker Paul Ryan: ‘No Evidence of Collusion’ between Trump Campaign and Russians,” USA Today, June 7, 2018, https://www.usatoday.
[7] Julia Manchester, “Trump: ABC Should Have Fired ‘Fraudster’ Brian Ross,” The Hill, December 8, 2017, http://thehill.com/
[8] Samantha Schmidt and Kristine Phillips, “The Crying Honduran Girl on the Cover of Time Was Not Separated from Her Mother,” Washington Post, June 22, 2018, https://www.
[9] Rich Noyes, “TV vs. Trump in 2018: Lots of Russia, and 91% Negative Coverage (Again!),” NewsBusters, March 6, 2018, https://www.newsbusters.
[10] “‘Fake News’ Threat to Media; Editorial Decisions, Outside Actors at Fault,” Monmouth University Polling Institute, April 2, 2018, https://www.monmouth.
[11] Art Swift, “Americans’ Trust in Mass Media Sinks to New Low, Politics,” Gallup, September 14, 2016, https://news.gallup.com/
[12] Polina Marinova, “New L.A. Times Owner Tells Readers: ‘Fake News Is the Cancer of Our Times,’” Fortune, June 18, 2018, http://fortune/2018/06/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.