Thursday, December 10, 2020

Trung cộng thiếu gạo _ lần đầu tiên nhập cảng từ Ấn Độ sau 30 năm

 image

Năm nay Trung cộng khan hiếm lương thực nghiêm trọng khiến chính phủ không thể không nhập cảng từ Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên nước này mua gạo từ Ấn Độ trong vòng 30 năm qua, chính phủ Ấn Độ khá vui mừng vì điều này, tuy nhiên người dân Ấn Độ lại bày tỏ sự bất mãn.

 

Hiện nay ít nhất 70% lương thực Trung cộng phụ thuộc vào nhập cảng.


image

  

Theo tin từ FX168 Financial News, ngày 01/12 quan chức phụ trách lương thực của Ấn Độ cho biết, do cung ứng gạo ở Thái Lan, Myanmar và Việt Nam có xu hướng thắt chặt trong khi chính phủ Ấn Độ giảm giá mạnh, nên Trung cộng đã bắt đầu nhập cảng gạo từ Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên sau gần 30 năm qua.

 

Theo tính toán của một hãng truyền thông tại Trung cộng đại lục, năm nay, do dịch bệnh virus Trung cộng và tình hình thiên tai lũ lụt nên sản lượng thóc ở Trung cộng sụt giảm lên tới 30%. Tuy nhiên, các quan chức không công bố số liệu cụ thể. Hôm 04/12, trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông này, anh Mao, một người dân Vũ Hán, cho biết mặc dù anh không hiểu rõ về xu thế giá gạo, tuy nhiên giá gạo tăng là điều chắc chắn: “Vì tôi không phải là người nấu ăn, nên tôi cũng không chú ý tới việc khan hiếm lương thực, nhưng theo quan sát của tôi, tất cả các loại thực phẩm đều lên giá, dù chưa tới mức giành giật của nhau.”

 

Thị trường gạo trong nội địa Trung cộng lặng lẽ tăng giá


image

  

Ông Cao, một cư dân Vũ Hán cho biết, các loại thực phẩm như cao lương, gạo, …, bán trong siêu thị đang lặng lẽ tăng giá. Ông nói, “Lúc đầu là 2 nhân dân tệ (NDT) một cân (tương đương 0.5 kg) cao lương, giờ giá bán là 4-5 NDT một cân. Giá gạo hiện nay cũng khó nói trước, không ai biết sẽ tăng lúc nào, dù sao cũng đã tăng trong năm nay. Tháng trước, loại gạo Diên Thọ Đông Bắc tôi mua có giá 4.5 NDT một cân, đến mùa xuân sang năm có khả năng tăng giá nữa.”


image

  

Mỗi năm, Trung cộng nhập cảng khoảng 4 triệu tấn gạo. Hiện nay, loại gạo mà Ấn Độ bán cho Trung cộng, giá niêm yết mỗi tấn thậm chí còn thấp hơn 30 USD so với những nhà cung cấp gạo truyền thống cho Trung cộng như Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Pakistan. Lần này Trung cộng đã mua 100,000 tấn gạo từ Ấn Độ với giá khoảng 300 USD/tấn.

 

Sự lệ thuộc của Trung cộng vào lương thực nhập cảng ngày càng cao


image

  

Ông Đường, một người buôn bán lương thực của Trung cộng, cho biết gần 20 năm nay nhu cầu về lương thực và thực phẩm phụ của Trung cộng là rất lớn, một phần đến từ nước ngoài. Ông nói, “Mười năm trước, một trưởng phòng của Cục Thống kê quốc gia nói với tôi rằng tổng nhu cầu các loại thực phẩm nhập cảng từ nước ngoài, tính cả không thiết yếu và thiết yếu của Trung cộng, là khoảng 60% đến 65%. Tôi nghĩ rằng  mức lệ thuộc vào nước ngoài về lương thực và các loại thực phẩm thiết yếu ở Trung cộng hiện nay có thể vượt quá 70%. Đối với mặt hàng gạo thì còn nghiêm trọng hơn, vì hầu hết những người trồng lúa không có lời.”

 

Đất nông nghiệp và canh tác ở Ấn Độ chiếm hơn một nửa diện tích đất cả nước, khoảng 10.99% diện tích đất canh tác của thế giới, nhân lực làm nông nghiệp chiếm 1/4 số người làm nông nghiệp trên thế giới, đồng thời Ấn Độ đã duy trì vị trí là quốc gia xuất cảng gạo 8 năm. Tuy nhiên, do sự tấn công của đại dịch virus Trung cộng, nên nông dân Ấn Độ khó có thể đưa sản phẩm nông nghiệp ra thị trường, dẫn tới việc sản phẩm tồn kho tăng cao.

 

Dân ăn không no, thiếu lương thực thì dễ dẫn đến bạo loạn


image

  

Ông Đường chia sẻ, do một bộ phận các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam … dự trữ lương thực đề phòng nạn đói, nên đều giảm xuất cảng gạo hoặc tăng giá. Vì thế Trung cộng phải bất đắc dĩ chuyển sang mua gạo từ Ấn Độ. Ông cho rằng, so sánh với tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc và công nhân thất nghiệp, thì việc thiếu lương thực còn dễ gây ra bạo loạn trong xã hội hơn. Theo ông, “Trung cộng nhập cảng gạo từ Ấn Độ là hành động bất đắc đĩ, vì khi xung đột biên giới Trung Ấn đang tiếp tục, việc nhập cảng lương thực của Trung cộng có thể là vấn đề lớn của toàn thế giới. Lượng thực Trung cộng nhập cảng từ các quốc gia Đông Nam Á sẽ tăng theo cấp số nhân, điều này ảnh hưởng lớn tới giá gạo ở khu vực Đông Nam Á, nên việc tăng giá lương thực ở khu vực này là khó tránh khỏi.”

 

Ông Tư Lệnh, học giả tài chính Đại học Sơn Đông cho biết khi trả lời phỏng vấn rằng trước đây không lâu các quan chức Trung cộng tuyên bố vụ mùa bội thu là chắc chắn. Tuy nhiên, gần đây Trung cộng lại mua gạo của Ấn Độ, chứng minh lời tuyên bố của các quan chức là nói dối:


image

  

“Trung cộng bị buộc phải nhập cảng gạo quy mô lớn từ Ấn Độ. Có thể thấy gạo là rất quan trọng trong dự trữ lương thực, là mặt hàng mang tính chiến lược của Trung cộng, bát cơm này đang ở trong tay Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.”


image

  

Gần đây, việc xuất cảng lương thực giá rẻ của chính phủ Ấn Độ đã gây ra sự bất mãn mạnh mẽ của nông dân Ấn Độ. Theo tin từ giới truyền thông của nước này, gần đây nông dân Ấn Độ đã xuống đường bày tỏ kháng nghị.

 

 

 

 

Liu Yi _ Thanh Mai


image


TT Trump yêu cầu TCPV cho phép tham gia vụ kiện bầu cử của Texas
19 bang tham gia cùng Texas kiện 4 bang chiến trường
Vì sao Tổng thống Trump tin rằng ông thắng cử ?
Ông Navarro cảnh báo về ‘vực thẳm’ kinh tế
Cuộc tấn công của Trung cộng vào đất nước Hoa Kỳ
Tướng Michael Flynn _ "Vũ khí tối thượng" giúp TT Trump
Điện thoại đang cản trở việc nuôi dạy con cái của bạn?
6 cách để biến lo lắng Covid-19 thành thói quen tích cực
Dự án phá đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ ở California
Trung cộng sử dụng ‘chỉnh sửa gen’ để tăng lực quân đội
Tòa án Tối cao Arizona đồng ý điều trần
TCPV phải bảo vệ quyền tự do tôn giáo khỏi sự lạm dụng quyền lực giữa đại dịch
FTSE Russell đưa 8 công ty Trung cộng vào danh sách đen
Trung cộng là tổ chức tội phạm xuyên Quốc gia
ĐCH kiểm soát Thượng viện là ‘tuyến phòng thủ cuối cùng’
Giám định pháp y các máy Dominion ở Michigan
Sau TT Lincoln và TT Roosevelt, TT Trump sẽ thiết quân luật
Truy tìm liên minh ẩn hình _ Cánh tả cấp tiến Mỹ, chủ nghĩa khủng bố và ĐCSTC
Anh hùng một cõi _ SƯ TỬ RỪNG PHONG

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.