Người Mỹ dành khá ít thời gian để chợp mắt vào ban trưa.
Vào khoảng bốn năm năm trước, tôi đã phải lòng một “cô gái”. Ngay cả lời giãi bày đó cũng không đủ để nói lên cảm nhận [thực sự] của tôi. Say đắm, si mê, mãnh liệt – những từ này [có vẻ] gần nghĩa hơn một chút, nhưng vẫn chưa đủ để diễn đạt.
Vị Á Thần mà tôi tôn thờ ấy thường đến ngay sau bữa trưa. Không một lời nói, cô xuất hiện giống như “sương mù đi trên chân con mèo nhỏ” trong bài thơ “Sương mù” nổi tiếng của Sandburg, nhẹ nhàng cầm lấy tay tôi, đánh thức chàng trai lười biếng trong tôi, và cuốn lấy tôi bên dưới tấm chăn mỏng. Cô hôn lên đôi mắt nhắm nghiền của tôi trong khi làm dịu hơi thở và đẩy tôi vào chiếc nệm êm ái. Nhờ sự duyên dáng của cô ấy, dù chỉ trong một tích tắc nhưng cũng khiến tôi tạm thời quên đi những rắc rối và trách nhiệm của mình.
Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên và bất ngờ khi biết rằng “cô gái” mà tôi đang nói đến chính là giấc ngủ trưa của mình.
Khi còn rất nhỏ, tôi đều ngủ trưa hàng ngày, nhưng lúc đó tôi chỉ mới chập chững biết đi và đến bây giờ thì không còn nhớ gì nữa. Mẹ tôi chắc hẳn đã phải rất coi trọng những giấc ngủ trưa đó. Sau này, việc đi ngủ giữa trưa đối với tôi đã trở thành điều hiếm có như tuyết tháng năm ở Carolina vậy. Trong một vài lần thức dậy sau giấc ngủ trưa khoan khoái, tôi ước rằng người Mỹ ở khắp mọi nơi đều thực hành thói quen ngủ trưa, vì giấc ngủ trưa dường như sẽ biến một ngày thành hai ngày.
Chỉ một vài năm trở lại đây, khi công việc của tôi còn khá nhiều nhưng vẫn có thể hoàn thành đúng thời hạn, tôi mới có thời gian ngủ trưa thường xuyên. Không giống như một số người lớn tuổi mà tôi biết, họ thường ngủ gật trong một giờ hoặc hơn, tôi đã nhận ra rằng thời gian chợp mắt khoảng nửa giờ có thể giúp xóa sạch mọi thứ lộn xộn trong tâm trí giống như việc lau sạch một cái bảng trắng vậy. Tôi thức dậy với một tâm hồn và nguồn năng lượng tươi mới. Trên thực tế, tôi bắt đầu viết những dòng này chỉ vài phút sau khi gạt chiếc mền qua một bên.
Khi tôi còn trẻ, khoảng từ 10 đến 65 tuổi, thói quen đi ngủ của tôi không được tốt lắm. Hầu như mọi đêm tôi đều ngủ trong 5 đến 6 tiếng, và tôi có thể đếm trên đầu ngón tay về số lần tôi ngủ quá 10 giờ sáng khi trưởng thành. Khi dậy trễ, tôi luôn cảm thấy mình đã lãng phí mất nửa ngày.
Như câu nói nổi tiếng của John Wayne, tôi đã “lãng phí thời gian”. Ngay cả hiện tại, tôi vẫn thường đi ngủ trước nửa đêm tầm một giờ và thức dậy lúc bình minh.
Không phải chỉ mình tôi mới như vậy, một cuộc thăm dò ý kiến ở Gallup phát hiện rằng “Ở Hoa Kỳ, có tới 40% dân số thường ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị”. Điều thú vị là, một cuộc thăm dò ý kiến tương tự ở Hoa Kỳ nhưng vào năm 1942 đã cho thấy những người sống vào thời giữa Thế chiến thứ hai ngủ nhiều hơn chúng ta ngày nay.
Các chuyên gia liệt kê một số nguyên nhân gây thiếu ngủ ở người dân, từ nhịp độ hối hả do lượng lớn công việc và nghĩa vụ cho đến việc lạm dụng thức uống chứa caffein. Gần đây, các nghiên cứu cho thấy thời gian tiếp xúc với màn hình các thiết bị (điện thoại và máy tính) trước khi đi ngủ cũng có thể làm chúng ta tỉnh táo, kích thích não bộ bằng những thông tin và kích động cảm xúc của chúng ta. Đặc biệt, mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến người trẻ tuổi, khiến họ cứ mãi sử dụng các thiết bị của mình cho đến tận nửa đêm.
Việc thiếu ngủ có dẫn đến nhiều hậu quả, chẳng hạn khiến chúng ta ít nhanh nhạy, hay quên, dễ bị tai nạn giao thông, và có thể ngủ gật trong suốt buổi trình diễn của người dì Mathilda trên chuyến đi đến Canada vào 30 năm trước của cô ấy. (Mặc dù, có lẽ chúng ta đều sẽ ngủ gục trong thời gian đó cho dù có ngủ tám tiếng đi chăng nữa).
Ngủ không đủ giấc cũng có thể làm chúng ta trở nên nóng nảy và hay gắt gỏng. Điều này có thể giải thích cho việc tại sao hiện nay người Mỹ chúng ta thường dễ bị các đối thủ chính trị chọc giận. Vậy nên, việc ngủ nhiều hơn một chút có thể sẽ đem lại một chút yên bình cho xã hội không văn minh của chúng ta.
Dù sao đi nữa, hãy “Làm theo những gì tôi nói, không phải những gì tôi làm”. Hơn 50 năm, đến bây giờ tôi mới nhận ra rằng, tôi đã phải trải qua rất nhiều giờ ban ngày thiếu ngủ. Mặc dù tôi có nhiều thời gian hơn để làm việc, nhưng đôi lúc cũng bị mất tập trung và phương hướng.
Jeff Minick _ Vân Hi
***
Chợp mắt ngủ trưa một chút để thành công hơn
Một giấc ngủ trưa ngắn vẫn chưa được phổ biến trong văn hóa làm việc ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng giấc ngủ ngắn có thể cải thiện sự cảnh giác, kỹ năng toán học và suy luận logic. Giấc ngủ ngắn cũng có thể làm cho mọi người tỉnh táo hơn và cải thiện năng lực phản ứng của họ.
https://baomai.blogspot.com/
***
Ngủ ngày rất có ích?
Khi tôi còn nhỏ, giấc ngủ được xem là tối quan trọng trong gia đình. Tôi và các anh chị em không phải tuân thủ nhiều nguyên tắc. Giờ đi ngủ rất linh động. Nhưng có một điều luôn rõ ràng: chúng tôi không được phép làm phiền người lớn hay trẻ em đang ngủ.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.