Tuesday, January 10, 2023

Kéo giãn cơ thể thường xuyên có thể điều trị xơ cứng động mạch

 BM

Khi con người già đi, các mạch máu sẽ dần cứng lại, dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ và đau tim. Cùng với tuổi tác, nhiều người cũng thấy mình trở nên kém linh hoạt. Tuy nhiên, đa số không có mối liên quan giữa hai tình trạng này.


BM


Nghiên cứu gần đây của ông Motoyuki Iemitsu, giáo sư tại trường Đại học Khoa học Thể thao và Sức khỏe tại Đại học Ritsumeikan của Nhật Bản, cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng cơ thể kém dẻo dai do tuổi tác và xơ cứng động mạch (mạch máu dày lên và xơ cứng).


BM


Một bài báo được đăng trên trang web của Toyo Keizai, một ấn phẩm của Nhật Bản, vào ngày 15/12 đã giới thiệu một cuốn sách gần đây của ông Iemitsu có tựa đề “Mạch máu khỏe hơn khi cơ thể dẻo dai.” Trong cuốn sách công bố vào tháng 10 (không có bản dịch tiếng Anh vào thời điểm này), ông Iemitsu khuyên nên thường xuyên kéo giãn phần dưới cơ thể để ngăn ngừa xơ cứng động mạch và các vấn đề liên quan.


BM

Ông Iemitsu đã nghiên cứu 132 người trên 60 tuổi. Ông chia họ thành các nhóm cơ thể “cứng” và “dẻo dai” và đo độ cứng của các động mạch trong mỗi nhóm. Phát hiện của ông cho thấy nhóm cơ thể “dẻo dai” có ít dấu hiệu xơ cứng động mạch do tuổi tác hơn.

BM

Ông Iemitsu đưa ra ví dụ về ống cao su. Khi còn mới, ông cao su có độ bền chắc, [bề mặt] sáng bóng và đàn hồi, nhưng theo thời gian sẽ bắt đầu cứng lại, trở nên giòn và rạn nứt. Tương tự như vậy, khi con người già đi, các mạch máu trở nên cứng, giòn và kém đàn hồi hơn. Khi điều đó xảy ra, các triệu chứng như cao huyết áp và không chịu được lạnh sẽ xuất hiện.


Khi các mạch máu cứng chắc, sự tác động của huyết áp sẽ làm hỏng các tế bào bên trong mạch máu và gây viêm. Điều này cũng tạo thành một chất giống như cháo được gọi là mảng bám, làm chậm quá trình lưu thông máu và hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu. Thuật ngữ cho sự tích tụ mảng bám là chứng xơ vữa động mạch.


Theo ông Iemitsu, vì có tỷ lệ thuận với mức độ xơ vữa động mạch, nên huyết áp là một yếu tố dự báo của tình trạng này.


BM

Mặt khác, xơ cứng động mạch có thể khó phát hiện vì bản thân các mạch máu không có cảm giác đau.


Tuy nhiên, dữ liệu khoa học cho thấy mức độ kém dẻo dai do tuổi tác và xơ cứng động mạch có mối tương quan thuận. Nếu bạn không thể chạm vào ngón chân khi cúi người về phía trước, hãy lưu ý: đó có thể là dấu hiệu của xơ cứng động mạch.


Theo ông Iemitsu, một dấu hiệu khác của xơ cứng động mạch có thể là không dung nạp nhiệt lạnh [hiện tượng nhạy cảm bất thường với nhiệt lạnh]. Vận tốc sóng xung cánh tay-mắt cá chân (baPWV) được dùng để đo độ cứng của động mạch. Ông Iemitsu phát hiện ra rằng baPWV cao hơn tương quan với mức độ không dung nạp nhiệt lạnh cao hơn. Nói cách khác, baPWV tỷ lệ thuận với mức độ xơ cứng của mạch máu và tỉ lệ nghịch với đường kính trong của mạch máu.


Nghiên cứu của ông Iemitsu cho thấy rằng việc kéo giãn cơ thể cũng có thể làm săn chắc các mạch máu. Các bài tập kéo giãn thường xuyên giúp tăng tính linh hoạt của cơ và làm mềm mạch máu.


BM


Hơn nữa, vì 70% cơ bắp của cơ thể người tập trung ở phần dưới cơ thể nên việc tập thể dục cho phần dưới cơ thể là đặc biệt quan trọng. Theo ông Iemitsu, “tập thể dục và kéo giãn các cơ lớn và mạch máu dày” ở phần dưới cơ thể có thể cải thiện tình trạng xơ cứng động mạch.


Những phát hiện này rất có ý nghĩa đối với những người trung niên hoặc cao tuổi, những người muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch nhưng có thể không chịu được một chương trình tập thể dục nhịp điệu nghiêm ngặt.


 BM

Để giảm tỷ lệ bị bệnh tim mạch và mạch máu não, ông Iemitsu khuyên bệnh nhân nên kéo giãn [cơ thể] thường xuyên mỗi ngày. Ông cũng đề nghị ăn ít muối và nhiều rau hơn, ngừng uống rượu và hút thuốc, đồng thời giảm căng thẳng càng nhiều càng tốt.

BM

BM




Kane Zhang và Angela Bright  _  Tú Liên

baomai.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.