Monday, January 16, 2023

Chính phủ sẽ lại khiến quý vị nghèo hơn

 BM

Tại sao lại như vậy? Hầu hết các chiến lược gia và các nhà bình luận đều tán dương việc lạm phát giảm gần đây như là một tín hiệu phục hồi tốt. Tuy nhiên, có nhiều ý nghĩa đằng sau tình hình này hơn là chỉ một sự suy giảm vừa phải trong tỷ lệ lạm phát.


Lạm phát có tính tích lũy, và các ước tính cho năm 2023 và năm 2024 vẫn cho thấy mức độ lạm phát lõi và lạm phát toàn phần rất cao ở hầu hết các nền kinh tế. Tình trạng này càng kéo dài, thì kết quả càng tệ hơn cho nền kinh tế. Người dân đã sống bằng tiền tiết kiệm và vay mượn để duy trì mức chi tiêu thực tế hiện tại. Nhưng phương thức sinh hoạt như thế không thể kéo dài nhiều năm.


BM

Các chính trị gia trên khắp thế giới đang cố gắng thuyết phục chúng ta rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm là 5% là một thành công trong khi tỷ lệ này lại là một thảm họa.


Theo các ước tính hiện tại, thì công dân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mất sức mua. Theo Cục Thống kê Lao động, “Từ tháng 11/2021 đến tháng 11/2022, thu nhập thực tế trung bình mỗi giờ đã giảm 1.2% sau khi điều chỉnh theo mùa.” Tuy nhiên, những con số tồi tệ này không tệ hại bằng số liệu cho khu vực đồng euro. Tại khu vực đồng euro, trong quý 3/2022, tiền công và tiền lương mỗi giờ làm việc đã tăng 2.1% trên giá trị danh nghĩa, đồng nghĩa với một mức giảm đáng kinh ngạc là 7.1% tính theo giá trị thực.


BM


Triển vọng cho năm 2023 là tình trạng bần cùng hóa lan rộng trong khi các chính phủ tiếp tục chi tiêu và tăng thuế, điều đó có nghĩa là thu nhập khả dụng thực tế thậm chí còn bị phá hủy nặng nề hơn.


Những gì đang xảy ra trong cái gọi là “sự phục hồi” sau đại dịch không gì khác hơn là sự tàn phá tầng lớp trung lưu trên toàn cầu với một tốc độ chưa từng thấy.


BM


Các chính sách tồi tệ nhất đã được áp dụng và tất cả đều làm giảm tiền lương và tiền tiết kiệm thực tế. Việc in tiền và tăng thuế không làm cho người giàu trở nên nghèo hơn và chắc chắn những biện pháp đó không gây thiệt hại cho người giàu. Toàn bộ tác động tiêu cực của việc tăng thuế trên diện rộng một lần nữa lại đổ lên vai tầng lớp trung lưu.


Các chính trị gia luôn mời chào các biện pháp theo chủ nghĩa can thiệp của họ bằng lời hứa rằng chúng sẽ chỉ gây hại cho người giàu, nhưng chính quý vị mới là những người phải trả giá. Họ biết rằng tầng lớp trung lưu phụ thuộc vào tiền lương và cố gắng tiết kiệm cho tương lai. Giới siêu giàu cũng mắc nợ nhiều nhưng có thể vượt qua giai đoạn tăng thuế bằng cách di chuyển vốn và tìm kiếm các lựa chọn để bảo toàn tài sản. Còn những người dựa vào tiền lương và tài khoản ngân hàng là những người không thể thoát khỏi chính sách bần cùng hóa trên toàn cầu.


BM

Chúng ta phải nhớ một điều hiển nhiên: Tạo tiền nhân tạo (tăng cung tiền bằng cách in thêm) không bao giờ là trung tính (nhất quán với toàn dụng nhân công, tăng trưởng, và ổn định giá cả). Việc in tiền ảnh hưởng tiêu cực đến tiền lương và tiền gửi tiết kiệm và chỉ có lợi cho các chính phủ chi tiêu thâm hụt và những người mắc nợ cao. Tăng thuế luôn làm tổn thương tầng lớp trung lưu và gây khó khăn hơn cho những người đang bắt đầu kiếm sống tốt hơn nhờ làm việc chăm chỉ để đầu tư và tiết kiệm cho tương lai.


BM


Chủ nghĩa can thiệp luôn nói rằng mọi khoản chi tiêu của chính phủ đều quay trở lại xã hội và do đó có tác dụng tích cực. 


Khái niệm này không hợp lý. Bộ máy hành chính cồng kềnh và chi tiêu theo đặc quyền không thúc đẩy tăng trưởng hay năng suất, và trở thành một sự chuyển giao ồ ạt của cải từ lĩnh vực hiệu quả sang lĩnh vực không hiệu quả. Dành một phần của cải từ lĩnh vực hiệu quả vào việc nhắm đến các vấn đề xã hội là một chuyện, nhưng việc gán nhãn “xã hội” lên bất kỳ khoản chi tiêu nào của chính phủ và biến lĩnh vực hiệu quả thành một cỗ máy kiếm tiền để chính phủ khai thác bất kỳ khi nào và mọi khi lại là một chuyện hoàn toàn khác.


BM


Khi quý vị tin rằng chính phủ sẽ cung cấp cho quý vị những thứ miễn phí bằng cách buộc người giàu trả nhiều tiền hơn, thì quý vị đang mở ra cơ hội cho chính phủ xem quý vị là người giàu và lấy đi nhiều hơn từ quý vị.


BM


Khi quý vị yêu cầu chính phủ can thiệp nhiều hơn, thì đây là những gì quý vị nhận được: một quan điểm khai thác và tịch thu luôn đổ lỗi cho những người đầu tư và tạo công ăn việc làm cho các vấn đề nhưng lại tạo ra một bộ máy quan liêu lớn hơn để quản lý cái gọi là các lợi ích mà quý vị không bao giờ nhận được.


Luận điệu của những người theo chủ nghĩa can thiệp là cố gắng nói với quý vị rằng mỗi cái và mọi thứ đều là nguyên nhân gây ra lạm phát, ngoại trừ điều duy nhất khiến giá cả đồng loạt tăng: đó là in tiền vượt quá nhu cầu.


BM


Lạm phát ở mức 5% hàng năm không phải là một điều tích cực và chắc chắn không khiến giá cả giảm bớt. Lạm phát có tính tích lũy và điều đó có nghĩa là chúng ta đang trở nên nghèo hơn nhanh hơn.




Tiến sĩ Daniel Lacalle  _  Vân Du


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.