Đó là dấu hiệu cho những gì sắp xảy đến.
María sống ở Salta, một tỉnh có tâm lý bảo thủ về mặt tôn giáo ở miền tây bắc Argentina, nơi nhiều nhân viên y tế vẫn phản đối việc phá thai, dù điều này đã được hợp pháp hóa vào năm 2020.
Cuối cùng María đã được cho một viên thuốc để kết thúc thai kỳ.
Nhưng cô ấy nói rằng các y tá miễn cưỡng điều trị cho cô và muốn khiến cô ấy cảm thấy tội lỗi: "Sau khi phôi thai bị đẩy ra khỏi tử cung, tôi có thể nhìn thấy bào thai."
"Các y tá đặt bào thai vào một cái lọ để chắc chắn rằng tôi nhìn thấy vật thể đó và họ nói với tôi: 'Đây có thể là con của cô'".
Theo luật mới, người phụ nữ có thể lựa chọn chấm dứt thai kỳ trong vòng 14 tuần đầu tiên. Trước đây, phá thai chỉ được phép trong trường hợp bị cưỡng hiếp hoặc sức khỏe hay tính mạng của người phụ nữ bị đe dọa.
Đây là một vấn đề gây tranh cãi lớn ở Argentina, nơi có hơn 60% người dân theo Công giáo và 15% theo Kitô giáo, với những người đứng đầu của cả hai cộng đồng đều phản đối việc phá thai.
Giáo hoàng Francis, người đứng đầu Giáo Hội Công giáo, là người Argentina, đã mô tả phá thai là "sát nhân" và nói: "Những người thực hiện việc phá thai giết người."
Luật mới cũng cho phép nhân viên y tế ở Argentina không thực hiện thủ thuật phá thai.
Bác sĩ Carlos Franco, bác sĩ nhi khoa cùng khu vực nơi María ở, cho biết: "Ngay sau khi luật được thông qua, tôi đã tuyên bố mình là người phản đối vì lương tâm. Ông ước tính rằng 90% nhân viên y tế tại bệnh viện công chính của tỉnh cũng đã làm như ông.
Điều này giúp giải thích lý do vì sao những phụ nữ như María gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận việc phá thai, dù hiện nay điều này là hợp pháp.
María ban đầu đã ở hai ngày tại trung tâm y tế để chờ bác sĩ khám cho mình.
Cuối cùng, khi không có ai đến, cô ấy đã lên mạng xã hội để xin trợ giúp và tìm thấy Mónica Rodriguez, một nhà hoạt động địa phương, người đã giúp cô ấy nộp đơn khiếu nại tại bệnh viện và đặt được lịch hẹn.
Rodriguez cho biết cô nhận được khoảng 100 cuộc điện thoại mỗi tháng từ những phụ nữ ở Salta, họ cũng gặp khó khăn tương tự trong việc tiếp cận với các biện pháp phá thai an toàn.
"Công việc chính của tôi là lắng nghe họ," cô nói.
"Dù tôi không khuyên họ phá thai, nhưng tôi cũng không lãng mạn hóa việc làm mẹ."
Chiến dịch mở rộng quyền phá thai ở Argentina đã kéo dài hàng thập kỷ.
Nhưng Valeria Isla, giám đốc cơ quan sức khỏe tình dục và sinh sản của Bộ Y tế quốc gia, nói rằng hiện đã có những tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ phá thai an toàn cho phụ nữ.
Bà trích dẫn các số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ người mẹ tử vong vì phá thai đã giảm 40% kể từ khi luật được ban hành vào năm 2021.
Số lượng các trung tâm y tế công cung cấp dịch vụ phá thai đã tăng hơn một nửa so với cùng kỳ.
Thuốc phá thai misoprostol, hiện đang được sản xuất trong nước, trở nên phổ biến hơn.
María đã uống thuốc, nhưng phôi thai còn sót lại vẫn phải bị đẩy ra ngoài hết.
Cô ấy nói rằng quá trình phẫu thuật mà cô ấy phải trải qua đau đớn đến mức chết đi sống lại.
Thủ tục, được gọi là nong và gắp thai, không còn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị.
Nhà hoạt động Mónica Rodriguez nói rằng việc thiếu nhân viên y tế có tay nghề đồng nghĩa với các phương pháp điều trị an toàn và ít đau đớn hơn, chẳng hạn như hút thai chân không (MVA), thường không sẵn có để phụ nữ lựa chọn.
Bộ Y tế Argentina cho biết họ đã đầu tư vào việc đào tạo thêm nhiều bác sĩ để thực hiện MVA.
Chờ đợi lâu để được điều trị và sự kỳ thị của xã hội cũng có thể khiến phụ nữ dễ bị tổn thương hơn khi thực hiện việc phá thai.
Đã có những báo cáo về trường hợp phụ nữ bị buộc phải trả hàng trăm USD cho việc điều trị vốn là miễn phí tại các cơ sở y tế công cộng.
Tiến sĩ María Laura Lerma, một nhà tâm lý học làm việc tại một cộng đồng miền núi hẻo lánh ở Jujuy, tây bắc đất nước, cho biết: "Có mafia.
"Ở nhiều vùng nông thôn của Argentina, một số bác sĩ làm việc tại bệnh viện công đưa bệnh nhân đến phòng khám tư của họ."
Chính phủ đã kêu gọi phụ nữ báo cáo các cáo buộc về hành vi sai trái, nhưng nhiều phụ nữ ở nông thôn quá sợ hãi để làm điều đó.
Một số nhà vận động chống phá thai đã chuyển hướng sang tòa án cho vấn đề xét xử và để luật phá thai bị tuyên bố là vi hiến.
Cristina Fiore, nghị sĩ địa phương ở Salta, là một trong số đó.
"Chúng tôi tin rằng cuộc sống của con người bắt đầu từ khi thụ thai và chúng tôi phản đối nền văn hóa vứt đi này", cô nói.
Cho đến nay, tất cả các thách thức pháp lý đã thất bại.
Các bác sĩ được biết là cung cấp dịch vụ phá thai cũng thành mục tiêu của các khiếu nại pháp lý giả.
Vào tháng 9 năm 2021, một bác sĩ ở Salta đã bị giam giữ trong thời gian ngắn sau khi dì của một bệnh nhân 21 tuổi tố cáo rằng cô ấy đã thực hiện "phá thai trái phép".
Cáo buộc là sai sự thật, nhưng phải mất một năm tòa án mới bác bỏ vụ kiện.
"Các tổ chức chống phá thai có mối liên hệ lịch sử với các thẩm phán và những người nắm quyền và họ sử dụng chúng để gieo rắt sợ hãi và gây nguy hiểm cho quyền tự do của các bác sĩ thực hiện các ca phá thai." Rocío García Garro, một luật sư của nhóm chiến dịch Catholics for the Right to Decide cho biết.
Một số nhóm chống phá thai đã bị buộc tội về các chiến thuật cực đoan hơn.
Trong một trường hợp, một bé gái 12 tuổi được cho là đã mang thai sau khi bị cha mình lạm dụng, đã bị một nhóm bắt cóc nhằm ngăn cản cô phá thai.
María hiểu rõ lý do tại sao cô ấy lại lựa chọn không giữ cái thai.
"Tôi chưa bao giờ muốn làm mẹ... Cha mẹ tôi đã bỏ rơi tôi và đó là tổn thương mà tôi phải mất nhiều năm mới vượt qua được."
Cô ấy muốn y tá và bác sĩ phụ khoa được đào tạo và cải thiện để những người khác không phải chịu đựng như cô ấy:
"Có rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là ở các thị trấn nông thôn nhỏ, bị phân biệt đối xử như tôi và không phải tất cả họ đều dám lên tiếng."
*Tên của một số nhân vật đã được thay đổi để bảo vệ quyền riêng tư của họ.
Agustina Latourrette
***
Việc phá thai và 'tự phá thai' trên thế giới
PROP 1: Dự luật cho phép giết Thai Nhi
Đây là Dự Luật với chủ đích Phá Thai. Nếu phần đông cử tri chọn “yes” (chấp thuận), Dự Luật này sẽ thành luật, đồng nghĩa với việc phá thai hợp pháp tại California. Những Dự Luật tương tự cũng được cử tri quyết định tại các tiểu bang Kansas, Kentucky, Montana, và Vermont.
https://baomai.blogspot.com/
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.