Việc nuôi dạy con cần chúng ta vận dụng mọi năng lực, kỹ năng, và phẩm chất mà chúng ta có. Điều này giúp cha mẹ nhìn nhận được, thường dưới lăng kính đa sắc, những thiếu sót và nhiều khía cạnh mà bản thân cần cải thiện.
Có lẽ trong việc nuôi dạy con, phẩm chất mà mọi bậc cha mẹ đều ao ước có được là tính nhẫn nại. Trong bất cứ giai đoạn nào của con bạn, từ lúc sơ sinh, chập chững biết đi, là một đứa bé con hay ở độ tuổi thiếu nhi, thì đều cần có sự kiên trì và nhẫn nại ở mức độ lớn hơn nhiều so với những gì mà hầu hết các bậc cha mẹ có thể hình dung trước khi có con. Có bậc cha mẹ nào chưa từng có lúc này hay lúc khác trăn trở tìm kiếm sự nhẫn nại để làm tốt trách nhiệm của mình trong vai trò làm cha làm mẹ?
Dưới đây là một vài mẹo đơn giản giúp bạn gia tăng lòng kiên nhẫn đối với gia đình mình.
Kiểm tra thời gian sử dụng màn hình của bạn
Trong cuộc sống hàng ngày, có bao giờ bạn cảm thấy khó chịu khi có ai đó làm phiền trong lúc bạn đang vô thức lướt Instagram hoặc kiểm tra thư điện tử của mình không? Ái chà. Nếu bạn đang cảm thấy khả năng giữ kiên nhẫn của mình ở nhà ngày càng suy giảm, hãy kiểm tra thời lượng bạn dành cho việc ngồi trước màn hình. Càng bị phân tâm bởi nhiều thứ, thì bạn càng có ít thời gian cho từng việc một.
Xem lại những bức ảnh gia đình
Về căn bản, để trở nên kiên nhẫn hơn, cha mẹ cần nuôi dưỡng lòng trắc ẩn với mọi người. Khi cảm thấy con cái thử thách khả năng kiên nhẫn của chúng ta theo một cách nào đó, thì thực ra là sự ích kỷ đang chiếm ưu thế — có lẽ là bạn đang mong được thoải mái hoặc dễ chịu.
Một cách đơn giản để khơi gợi lòng trắc ẩn hơn dành cho các con là việc xem lại những bức ảnh gia đình. Hồi tưởng lại những ký ức đẹp đẽ, nhìn lại hành trình trưởng thành của các con, và trân trọng các con một cách trọn vẹn từ cảm xúc mà những khoảnh khắc quý giá đó mang lại. Điều đó có thể giúp phát triển lòng trắc ẩn trong trái tim chúng ta và cha mẹ sẽ cải thiện được khả năng kiên nhẫn của mình.
Chậm lại
Thông thường, lý do khiến chúng ta thiếu kiên nhẫn là vì chúng ta đang làm nhiều thứ cùng một lúc hoặc đơn giản là ôm đồm quá nhiều việc. Đơn giản hóa lại lịch trình, danh mục các việc cần làm với mức độ áp lực chấp nhận được mỗi ngày. Nếu chúng ta liên tục bị quá tải, thì sẽ khó có được sự kiên nhẫn.
Kiểm soát những kỳ vọng mỗi ngày của bạn. Nếu danh sách các việc cần làm của bạn dài tới 10 mục, điều đó có thể không thực tế. Bạn hãy chọn một hoặc hai mục phải làm và tận hưởng thời gian còn lại bên gia đình mình, đồng thời dành hết sự quan tâm của bạn cho họ.
Cầu nguyện cho gia đình bạn
Là những bậc cha mẹ, trách nhiệm trên vai chúng ta rất lớn. Đây là điều mà hầu hết các bậc làm cha mẹ không thể xem nhẹ.
Đôi khi, sự thiếu kiên nhẫn ảnh hưởng tới chúng ta nhiều hơn ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình. Chúng ta có thể dễ dàng cảm thấy mình không đáp ứng được kỳ vọng của bản thân. Khi sự tự tin trong bạn đang giảm sút, hãy tìm đến những lời dạy minh triết.
Hãy cầu xin sự chỉ dẫn để trở thành người mẹ hoặc người cha (hoặc người bạn đời) tốt nhất trong khả năng của mình. Tìm cách thấu hiểu tâm tư thực sự của những người thân yêu và chia sẻ với họ những gì họ cần.
Nhìn lại bản thân
Một lý do khác khiến cha mẹ cảm thấy khả năng kiên nhẫn của họ dần giảm sút khi giao tiếp với con cái là vì các con khiến họ nhận ra những thiếu sót mà họ tự ti ở bản thân. Con cái chúng ta thực sự là những tấm gương chân thực phản ánh tất cả các khuyết điểm của bậc làm cha làm mẹ. Khi đối mặt với những sự thật khó chấp nhận này, có thể chúng ta thấy bản thân thiếu kiên nhẫn.
Hãy nghỉ ngơi khi cần thiết, và từ tận đáy lòng, hãy cảm ơn các con đã cho bạn một cơ hội may mắn như vậy để thay đổi bản thân trở nên tốt hơn.
Việc nuôi dạy con là một quá trình tận tâm tận lực trong khi trau dồi tâm hồn chúng ta. Nếu suy ngẫm kỹ, bạn sẽ nhận ra quá trình này vô cùng kỳ diệu. Gần như việc thực hiện thiên chức này là để tạo nên điều kỳ diệu đó.
Điều gì sẽ xảy ra khi ông bà cùng con cái nuôi dạy cháu
Nghiên cứu mới cho thấy vai trò của ông bà trong việc cùng nuôi dạy con trẻ. Các gia đình có mối quan hệ mẹ-ông-bà tốt hơn có xu hướng ít xung đột hôn nhân hơn, và trở lại, có mối quan hệ cha mẹ-con cái tích cực hơn.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.